Quan hệ công chúng là một nghề hiện đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, với nhu cầu nhân lực ngày càng cao. Đam mê và theo đuổi ngành PR này là lựa chọn chính xác cho các bạn trẻ năng động đam mê (PR là gì ?). Nhưng yêu cầu năng lực đối với nhân lực trong ngành này khá cao. Do đó, hãy cùng tham khảo những bước đầu tiên từ mẫu CV xin việc dành cho chuyên viên PR để có thể vượt qua các đối thủ khác để tìm được việc làm và sống với đam mê mình đã chọn.
> Những dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn đúng nghề
> Ứng viên nên chuẩn bị gì khi nhận được lời mời phỏng vấn ?
> Điểm danh 4 việc làm online dễ bị lừa đảo mà sinh viên cần tránh
Mục tiêu nghề nghiệp
Phần mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng nó cho nhà tuyển dụng biết bạn có phải là người có chí tiến thủ, có định hướng và mục đích rõ ràng trong ngành này hay không. Đối với những ứng viên tìm việc làm không có nhiều kinh nghiệm trong ngành quan hệ công chúng PR thì mục tiêu nghề nghiệp chính là cứu cánh của bạn.
Chú ý đối với mục này đừng nên nói quá chung chung sẽ khiến cho CV xin việc của bạn không nổi bật trước các mẫu CV xin việc của ứng viên khác. Thay vào đó, hãy ghi điểm bằng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thật chi tiết rõ ràng giúp CV xin việc thật nổi bật và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Ví dụ: “Mong muốn được liên tục phát triển kĩ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông doanh nghiệp
Góp phần giúp các tổ chức, doanh nghiệp lớn tạo dựng và duy trì hình ảnh, uy tín trên thị trường bằng các phương thức truyền thông mới mẻ, chuyên nghiệp”
Những điều cần lưu ý trong CV xin việc dành cho chuyên viên PR
Quá trình học tập
Hiện tại ở Việt Nam, việc đào tạo ngành PR chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp mà phần lớn là học về báo chí hoặc Marketing tổng quát, vậy nên ứng viên không cần quá lo lắng khi ứng tuyển vào vị trí chuyên viên PR mà học ngành không liên quan tới nghề Quan hệ công chúng này.
Trong phần này bạn chỉ nên liệt kê quá trình học tập ở Đại học/ Cao đẳng và chuyên ngành đã học. Không trình bày dài dòng lan man quá trình học tập ở cấp 2 và cấp 3.
Thông tin cá nhân
Đối với thông tin các nhân cần đầy đủ các thông tin sau là Ảnh đại diện, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ thường trú và Địa chỉ Email.
– Không cần thiết phải có link Facebook hoặc Intagram cá nhân.
– Ảnh đại diện cần rõ mặt, nghiêm túc, chất lượng tốt, tránh ảnh Selfie, ảnh có background là phòng ngủ hoặc lộn xộn.
Kinh nghiệm
Đối với nhân viên PR thì kinh nghiệm là mục rất quan trọng. Ứng viên nên liệt kê các công việc và kinh nghiệm mình đã có được trong quá trình làm việc theo thứ tự thời gian gần nhất trở về trước. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ đọc và nhanh chóng nắm bắt được thông tin cần thiết.
Nêu ra những công việc và kinh nghiệm thực sự liên quan tới vị trí ứng tuyển thay vì liệt kê dài dòng.
Ví dụ: “Internal PR Officer
– Lên kế hoạch truyền thông phù hợp để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
– Phụ trách các kênh truyền thông của Công ty Cổ phần TOPCV: Fanpage, radio, bảng tin,nội san, …
– Phụ trách biên tập các ấn phẩm nội bộ, các tài liệu, hướng dẫn truyền thông nhằm gia tăng tinh thần tự hào, nâng cao kiến thức về nhận diện, phát triển thương hiệu cho nhân viên
– Lên ý tưởng xây dựng, tổ chức các event nội bộ, các hoạt động tập thể nhằm tạo sự gắn kết trong tập thể cán bộ nhân viên
– Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của cấp Quản lý”
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và hầu như chưa có kinh nghiệm gì thì cũng không nên để trống mục này. Hãy liệt kê những dự án, các công việc bạn đã từng làm trong quá trình còn học tại trường, những kỹ năng bạn có được cần thiết cho chuyên viên PR.
Kỹ năng và giải thưởng
Khi viết CV cho chuyên viên PR có một số kĩ năng ứng viên cần nhấn mạnh như:
– Am hiểu văn hóa, có kiến thức rộng về khoa học kinh tế – xã hội
– Khả năng giao tiếp lưu loát cả bằng tiếng mẹ đẻ và các ngoại ngữ khác (thường là tiếng Anh)
– Khả năng tổ chức, nhạy bén trong xử lý công việc, giải quyết các tình huống phức tạp
– Có mối quan hệ tốt với giới truyền thông, network rộng.
Giải thưởng, thành tựu
Liệt kê những giải thưởng bạn từng nhận được và thành tựu cá nhân của bạn khi tham gia các dự án hay các giải thưởng của bạn trong các cuộc thi ngành PR hoặc có liên quan đến truyền thông khiến CV ứng viên trở nên nổi bật.
Với những chia sẽ trên chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để có thể tự chuẩn bị cho mình 1 mẫu CV xin việc thật tốt để có thểm tìm việc làm nhanh chóng và đúng vị trí mình mong muốn. Chúc bạn thành công
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.