Sự so sánh tôi nói ở đây không phải là lớn hay bé, cao hay thấp của thế giới hữu hình mà chính là thế giới vô hình – suy nghĩ của mỗi người. Từ nhỏ, rất nhiều người trong số chúng ta nhận được những lời khuyên mang tính so sánh kiểu như: con cố gắng để hơn bạn này, giỏi hơn bạn kia…và đại loại những câu như vậy. Ngoài mặt nó có vai trò là chất xúc tác cho sự cố gắng, mặt còn lại của nó đã vô tình trở thành thói quen trong suy nghĩ của nhiều người hiện nay.
Tác hại nghiêm trọng của so sánh không phải cũng nhận ra, một phần bởi vì nó không hề gây đau đớn trên cơ thể, một phần là nó tiến triển một cách rất âm thầm và chắc chắn. Có khi nào bạn cảm thấy mình yếu thế khi đứng cạnh một chàng trai hay cô gái có body hoàn hảo, có khi nào bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với một người giàu sang hay với cấp trên. Tôi chắc chắn rằng lúc đó bạn đang mất tự tin. Vâng, TỰ TIN – một trạng thái cảm xúc rất quan trọng với mỗi người đang bị che khuất vào lúc đó.
Nhưng nguyên do là vì đâu? Chính trong thâm tâm hay suy nghĩ của bạn đã thừa nhận rằng: mình THUA về bề ngoài, mình ở level THẤP hơn họ. Điều này đã tạo nên những biểu hiện ngôn ngữ cơ thể bên ngoài như rung chân, khua tay, cười gượng gạo…một cách vô thức nhằm cho mọi người biết là mình đang rất không được tự nhiên. Loại suy nghĩ này được lấy ở khu tiềm thức trong não bộ nên quá trình xảy ra rất nhanh và hoàn toàn tự động và bạn không thể nào ngăn chặn chúng kịp thời được.
Vậy là thủ phạm gây mất tự tin đã được tìm ra. Bây giờ ta cùng tìm hiểu con đường hình thành lối suy nghĩ so sánh, để xem đó là đường nhựa hay đường đất, đường phèn hay đường phổi.
Nhớ lại những ngày đầu tiên đi học, muốn đi đến trường bạn phải nhớ ra đi đến đoạn đường nào thì rẽ trái, đoạn đường nào thì rẽ phải đúng không? Nhưng chỉ sau vài tháng đi đi về về trên con đường đó thì sao? Chắc chắn là bạn sẽ không còn cố nhớ rẽ trái phải gì cả, từ trường bạn đi một lèo về tới nhà luôn trong khi trong đầu thì đang suy nghĩ vẩn vơ về vô số thứ khác. Đó là bởi vì việc suy nghĩ tìm đường được lặp đi lặp lại đều đặn hàng ngày và khi đạt tới số lần đủ lớn thì bạn không còn suy nghĩ về nó nữa mà vẫn đi đến trường hay về nhà được. Khi đó, quãng đường từ nhà đến trường đã chuyển từ khu ý thức (suy nghĩ) sang khu tiềm thức của bạn. Như vậy, khi một sự việc được lặp đi lặp lại với số lần đủ lớn thì nó sẽ dần đi vào khu tiềm thức và chúng ta làm việc đó một cách tự động mà không cần suy nghĩ nữa. Sự so sánh cũng vậy, nó cũng được hình thành từ chính con đường ấy.
Vậy bây giờ muốn đánh tan sự so sánh trong tiềm thức thì chúng ta phải làm như thế nào? Muốn chữa khỏi bệnh phải dùng đúng thuốc, muốn xóa bỏ nó chúng ta chỉ có cách “chép đè” lên nó một lối suy nghĩ khác:”mọi sự so sánh đều là khập khiễn”. Sau này, mỗi khi nhận ra mình đang so sánh với ai đó thì hãy ngay lập tức ngưng lại, ta biết rõ khả năng thực sự của ta, ta biết rõ giá trị thực sự của ta, ta hiểu rõ bản chất con người ta và do đó mọi sự so sánh đều là khập khiễn. Dần dần chúng ta sẽ không còn so sánh bản thân mình với bất kì ai khác nữa. Chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn, cuộc sống hạnh phúc hơn.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.