Sự can thiệp của ngân hàng trung ương.
Trong lịch sử hình thành phát triển của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ ra đời trước so với thị trường vốn, xuất phát từ nền kinh tế còn kém phát triển và do vậy nhu cầu về vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư chưa cao, và chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn. Sau đó, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư tăng lên và từ đó, thị trường vốn ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động được các nguồn vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và một số các công ty còn thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán.
Chứng khoán là các công cụ thể hiện quyền sở hữu trong một công ty (cổ phiếu); quyền chủ nợ đối với một công ty, một chính phủ hay một chính quyền địa phương (trái phiếu); và các công cụ dẫn xuất khác hình thành trên cơ sở những công cụ đã cỏ (công cụ phát sinh).
Khi các chứng khoán được phát hành thì tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về mua bán trao đổi chứng khoán đó. Chính vì vậy thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi các loại chứng khoán.
Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thị trường tài chính
Các bộ phận của thị trường tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện trên một số nét như sau:
– Thị trường tiền tệ (bao gồm cả thị trường hối đoái), và thị trường vốn đều là những mắt xích trong một dây chuyền thuộc hệ thống tài chính quốc gia thống nhất, và ngày càng mang tính quốc tế. Vì thế, những biến động trong nền kinh tế tác động ban đầu đối với một thị trường riêng lẻ, sẽ dễ dàng lan truyền đến các thị trường khác, trong toàn hệ thống. Một sự thay đổi lãi suất sẽ có hiệu ứng đối với cả thị trường vốn ngắn hạn lẫn thị trường chứng khoán, hoặc việc thay đổi tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ gây chấn động cho các dòng vốn cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Đặc tính này có thể được nhận thấy rõ nhất trong những thời kỳ khủng hoảng của hệ thống tài chính – tiền tệ.
– Theo đà phát triển của nền kinh tế, thị trường tài chính ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp; ranh giới truyền thông giữa các công cụ tài chính, hay giữa các loại thị trường tài chính ngày càng mang tính tương đối. Các công cụ tài chính được lưu thông trên thị trường đan xen với nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Những công cụ mới không ngừng ra đời, trong đó có nhiều loại công cụ hỗn hợp, có những đặc tính vốn tồn tại tách rời nhau và đặc trưng cho những công cụ khác nhau. Các bộ phận của thị trường tài chính, do đó, càng trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau.
Thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với việc khuyến khích tiết kiệm, khuyến khích đầu tư và thúc đẩy quá trình vốn hóa trong nền kinh tế. Đặc biệt ở đây phải kể đến vai trò của các định chế có khả năng chuyển tải một khối lượng đáng kể nguồn tiết kiệm sang đầu tư, và góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (hay rộng hơn, các chính sách tài chính – tiền tệ của chính phủ) được tác động thông qua thị trường tài chính, nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tê. Tất cảnhững biện pháp, chính sách tài chính và tiền tệ đều được vận hành thông qua các bộ phận của thị trường tài chính, theo những phương thức khác nhau và đan xen nhau. Thị trường tài chính càng phát triển ở trình độ cao, các kênh dẫn vốn càng nhiều (do có nhiều loại hình trung gian tài chính cung cấp nhiều dịch vụ tài chính, thông qua các công cụ tài chính ngày càng đa dạng) thì tính nhạy cảm với các biện pháp, chính sách cũng càng cao.
Đọc thêm tại:
- https://diendan.edu.vn/cac-yeu-to-cau-thanh-thi-truong-tai/
- https://diendan.edu.vn/
- https://diendan.edu.vn/su-can-thiep-cua-ngan-hang-trung-uong/
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.