1. Hàm SUM:
– Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
– Cú pháp: SUM(Number1, Number2…)
– Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
2. Hàm SUMIF:
– Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
– Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
– Các tham số: Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.
– Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.
– Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.
– Ví dụ: = SUMIF(B3:B8,”<=10″)
– Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.
3. Hàm AVERAGE:
– Trả về gi trị trung bình của các đối số.
– Cú pháp: AVERAGE(Number1, Number2…)
– Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.
4. Hàm MAX:
– Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
– Cú pháp: MAX(Number1, Number2…)
– Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.
5. Hàm MIN:
– Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
– Cú pháp: MIN(Number1, Number2…)
– Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
6. Hàm COUNT:
– Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.
– Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …)
– Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
7. Hàm COUNTIF:
– Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.
– Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria)
– Các tham số: Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.
– Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.
– Ví dụ: = COUNTIF(B3:B11,”>100″): (Đếm tất cả các ô trong dãy B3:B11 có chứa số lớn hơn 100)
8. Hàm LEFT:
– Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.
– Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars)
– Các đối số: Text: Chuỗi văn bản.
– Num_Chars: Số ký tự muốn trích.
– Ví dụ: =LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”
9. Hàm RIGHT:
– Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.
– Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars)
– Các đối số: tương tự hàm LEFT.
– Ví dụ: =RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”
10. Hàm MID:
– Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào.
– Cú pháp: MID(Text,Start_num, Num_chars)
– Các đối số: Text: chuỗi văn bản.
– Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích.
– Num_chars: Số ký tự cần trích.
11. Hàm VLOOKUP:
– Tìm ra một giá trị khác trong một hàng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong cột đầu tiên của bảng nhập vào.
– Cú pháp:
– VLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])
– Các tham số:
– Lookup Value: Giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm.
– Table array: Bảng chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Vùng dữ liệu này phải là tham chiếu tuyệt đối.
– Nếu giá trị Range lookup là TRUE hoặc được bỏ qua, thì các giá trị trong cột dùng để so sánh phải được sắp xếp tăng dần.
– Col idx num: số chỉ cột dữ liệu mà bạn muốn lấy trong phép so sánh.
– Range lookup: Là một giá trị luận lý để chỉ định cho hàm VLOOKUP tìm giá trị chính xác hoặc tìm giá trị gần đúng. + Nếu Range lookup là TRUE hoặc bỏ qua, thì giá trị gần đúng được trả về.
Chú ý:
– Nếu giá trị Lookup value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng Table array, nó sẽ thông báo lỗi #N/A.
– Ví dụ: =VLOOKUP(F11,$C$20:$D$22,2,0)
– Tìm một giá trị bằng giá trị ở ô F11 trong cột thứ nhất, và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ 2.
12. Hàm HLOOKUP:
– Tìm kiếm tương tự như hàm VLOOKUP nhưng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong hàng đầu tiên của bảng nhập vào.
– Cú pháp: HLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])
– Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP.
Fanpage : https://www.facebook.com/quan.tri.excel (Nguyễn Kiên Cường 0982.13.89.87) Mail : quantriexcel@gmail.com Kênh Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCX9o2XoD4fjZORq1gd9cluA Web : https://quantritexcel.blogspot.com
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.