Công cụ chối bỏ liên kết là một bí ẩn đối với nhiều SEO kể từ khi nó được công bố vào tháng 11 năm 2012 và đã có một số quan niệm sai lầm xung quanh việc sử dụng nó.
Dưới đây là 7 yếu tố mà bạn có thể không biết về công cụ chối bỏ liên kết.
1. Liên kết được chối bỏ vẫn được nhìn thấy trong Webmaster Tools
Tôi thường thấy mọi người hỏi trong các diễn đàn tại sao công cụ chối bỏ liên kết không làm việc: “Tôi chối bỏ hàng nghìn liên kết nhưng tôi vẫn nhìn thấy chúng trong backlinks Webmaster Tools của tôi”.
Khi một liên kết được chối bỏ, lần sau, khi Google thu thập liên kết họ sẽ thêm một thẻ nofollow vào liên kết. Không có bằng chứng về điều này cũng như các liên kết nofollowed của bạn được liệt kê trong WMT.
John Mueller của Google cho biết việc chối bỏ liên kết trong Webmaster Tools và trong hangout, ông nói “khi bạn chối bỏ liên kết chúng tôi vẫn hiển thị chúng như các liên kết inbound trong Webmaster Tools”.
2. Giới hạn kích thước đối với tập tin được chối bỏ
Theo Aaseesh Marina cho biết: các tập tin chối bỏ có giới hạn là 2 megabyte. Mặc dù kích thước này vẫn còn khá lớn. 2 megabytes văn bản tương tự như 1.000 trang chứa đầy các văn bản. Tập tin chối bỏ lớn nhất của tôi cũng chưa bao giờ vượt quá giới hạn này.
3. Team Webspam không đọc comment trong tập tin chối bỏ liên kết của bạn
Các văn bản chính thức (http://googlewebmastercentral.blogsp…vow-links.html) cho công cụ chối bỏ có một chút bối rối khi nói đến comment. Chúng cung cấp các ví dụ sau:
Nó giống như kiểu chúng ta nên đặt một lời giải thích trong tập tin phủ nhận của chúng ta cho tất cả các liên kết mà chúng ta chối bỏ. Nhưng thực sự, các comment được sử dụng trong quá trình chối bỏ làm cho tập tin dễ hiểu hơn nếu bạn cần hiệu chỉnh nó trong tương lai.
Đây là một trích dẫn của Mueller trong hangout: các tập tin phủ nhận được xử lý hoàn toàn tự động, nếu bạn đặt rất nhiều văn bản trong các comment của các tập tin khước từ thì không ai có thể nhìn được các comment đó. Các comment này chủ yếu là dành cho bạn, nó giúp bạn hiểu các tập tin tốt hơn và những comment này đội ngũ webspam sẽ không sử dụng”.
Tôi thường sử dụng comment để phân loại các liên kết khác nhau trong tập tin phủ nhận của tôi. Đây là một số ví dụ về các ý kiến mà tôi sẽ sử dụng trong các tập tin của tôi:
– Ngày mùng 1 tháng 3 năm 2004: đây là những lĩnh vực mà chúng tôi đã cố gắng để loại bỏ các liên kết nhưng đã công thành công.
– Ngày mùng 1 tháng 3 năm 2004: đây là những trang web mà chúng tôi không truy cập để đánh giá vì chúng đưa ra cảnh báo đó là phần mềm độc hại.
4. Bạn không cần để liên kết Nofollowed trong tập tin chối bỏ
Liên kết Nofollowed không mang theo PageRank và sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng Google. “Bạn không cần phải có liên kết nofollow…bởi vì với các liên kết mà bạn gửi khi chúng tôi thu thập chúng lại, chúng tôi đối xử với chúng tương tự như các liên kết nofollowed khác”. Mueller nói: “Các liên kết nofollow sẽ không cần thiết”.
5. Chối bỏ liên kết có thể bị mất
Nếu bạn đã thêm một liên kết vào tập tin chối bỏ hoặc nếu bạn thay đổi suy nghĩ về việc chối bỏ một liên kết cụ thể, bạn có thể loại bỏ các liên kết từ tập tin và bạn có thể upload lại. Thời gian tiếp theo mà Google ghé thăm các liên kết cụ thể, họ sẽ không còn thấy nó trong tập tin phủ nhận của bạn và sẽ bắt đầu đếm liên kết với PageRank của bạn lại một lần nữa. Nếu một liên kết mà Google coi nó là không tự nhiên thì bạn phải loại bỏ nó nếu không nó thực sự có thể làm hại bạn. Một khách hàng của tôi đã bị phạt lần thứ hai khi họ khôi phục lại liên kết mà họ đã chối bỏ trước đó. Khi bạn nhận được hình phạt lần thứ hai, Google sẽ phạt nặng hơn nữa để cảnh cáo bạn, vì thế bạn hãy suy nghĩ cẩn thận.
Một tình huống mà có lẽ bạn cần thận trọng đó là khi bạn chối bỏ toàn bộ một miền nhưng bây giờ xuất hiện một liên kết tự nhiên trong miền đó.
Hãy nói rằng bạn đã có một hình phạt về liên kết không tự nhiên và một phần của liên kết không tự nhiên có các từ khóa đã được nhúng vào phần lớn các trang web. Có lẽ đó là một trang web chất lượng cao đã nhúng widget của bạn và bạn đã chối bỏ nó ở cấp độ tên miền. Nhưng bây giờ trang web chất lượng đã thực sự liên kết lại với bạn. Bởi toàn bộ miền chối bỏ và liên kết tự nhiên sẽ không được tính.
Trong tình huống này bạn sẽ gỡ bỏ tên miền: example.com và chèn các URL mà widget được liệt kê (giả sử bạn không thể nhận được các liên kết từ các widget được loại bỏ). Nếu bạn làm điều này, hãy cẩn thận vì nó chứa tất cả các URL có thể liên kết đến các widget là liên kết tồn tại trên:
– example.com/widget_page.html
– example.com/category/widgets/
– example.com/archive/page2.html
-…
Thời gian tiếp theo mà Google thu thập trang web này, họ sẽ chỉ chối bỏ các URL cụ thể có trong tập tin chối bỏ và các liên kết trên các trang khác của tên miền này của bạn sẽ đươck chuyển đến trang web của bạn.
Mueller giải thích rằng các liên kết có thể được chối bỏ:
Các liên kết đang có trong tập tin chối bỏ. Vì vậy, nếu bạn loại bỏ chúng thì khi chúng tôi thu thập lại và xử lý lại các URL… chúng tôi sẽ đối xử với các liên kết đó như các liên kết bình thường. Nếu bạn loại bỏ chúng nghĩa là bạn đang trả chúng về trạng thái bình thường.
6. Một chối bỏ có thể không làm việc thông qua một điều hướng 301
Bạn có các liên kết xấu trỏ đến trang web A và bạn chối bỏ các liên kết. Sau đó bạn tiến hành việc chuyển hướng 301 vào trang web B. Chuyển hướng này vượt qua gần 100% liên kết đó (Bài viết này đã được đăng tải trên thegioiseo.com và bạn hãy tìm đọc nó để hiểu rõ hơn vấn đề này) và cũng sẽ vượt qua tín hiệu liên kết không tự nhiên.
Bạn sẽ nghĩ rằng chối bỏ các liên kết trỏ đến trang web A về cơ bản sẽ nofollow vào liên kết phá vỡ dòng chảy của PageRank vào trang web B nhưng Mueller nói rằng “nói chung, tôi muốn sử dụng các tập tin chối bỏ tương tự trên cả hai lĩnh vực nếu bạn chuyển hướng từ một tên miền. Vì vậy, các loại liên kết này sẽ lấy ra từ cả hai bên”.
Đây là điểm không chắc chắn. Trong ví dụ của Mueller đã nói đến, chủ sở hữu trang web đã được hỏi về nhiều chuyển hướng. Tuy nhiên, nếu tôi đã chuyển hướng trang từ một trang web khác và các trang web ban đầu có liên kết xấu, tôi cũng sẽ thêm các liên kết xấu đến tập tin chối bỏ cho trang web thứ hai.
7. Dữ liệu chối bỏ không được sử dụng để chống lại các trang web đang chối bỏ
Đây là một điểm gây tranh cãi. Bạn sẽ tìm thấy một số lượng lớn những người hoàn toàn tin rằng Google đang thu thập các dữ liệu thu được bởi các công cụ chối bỏ và sử dụng nó như một công cụ báo cáo spam.
Khi tôi viết thư cho các webmaser và yêu cầu loại bỏ liên kết, tôi thường nhận được phản hồi rằng “tôi đã gỡ bỏ liên kết của bạn. Xin đừng thêm tôi vào tập tin phủ nhận của bạn”. Rõ ràng, các webmaster lo ngại rằng nếu tôi chối bỏ liên kết của họ thì tôi sẽ báo cáo cho Google biết đó là một tên miền spam.
Đây là những gì Mueller nói:
Khi nói đến công cụ chối bỏ liên kết, tại thời điểm này chúng tôi không sử dụng dữ liệu để chống lại các trang web đang được chối bỏ bởi có rất nhiều lý do tại sao một liên kết có thể được chối bỏ. Nó có thể là một trang web hoàn toàn tốt nhưng vì một lý do quảng cáo trên trang web đó đang đi qua PageRank hoặc có thể Webmaster không nhận thức được điều đó và đó không phải là một cái gì đó mà chúng tôi sẽ nói: “Ồ, đây là mộ trang web spam” bởi vì một số quảng cáo này đang đi qua PageRank. Hoặc có thể họ có ý kiến về một blog hoặc trên các bài viết mà họ xuất bản và những người khác đã gửi spam các ý kiến trên đó. Chỉ vì các liên kết trong tập tin chối bỏ của ai đó và nó không có nghĩa là nội dung trên trang web đó hoàn toàn xấu”.
Mặc dù Mueller nói rằng họ không sử dụng các dữ liệu chối bỏ với các trang web khác “vào lúc này”. Có thể là Google đang thu thập dữ liệu này để giúp cải thiện các thuật toán của họ, trong tương lai họ có thể sẽ tìm cách để loại bỏ tích cực việc này. Nhưng vào thời điểm này, nó không được áp dụng.
Video này là một cuộc thảo luận tương tự về các dữ liệu chối bỏ và Mueller cũng cho biết “nó không phải là cái mà chúng ta đang sử dụng lúc này (công cụ chối bỏ). Nó không phải là một vấn đề để trang web của bạn có một tập tin phủ nhận”.
Tóm tắt
Có một lý do tại sao Google nói với các webmaster rằng công cụ chối bỏ liên kết là một công cụ tiên tiến và nên được sử dụng một cách thận trọng. Sử dụng nó không đúng cách có thể làm tổn hại đến trang web của bạn.
Google đã rất mơ hồ với lời giải thích về cách sử dụng công cụ này. Trên thực tế, trong một hangout, Mueller đã được hỏi tại sao không có liên kết trực tiếp từ Webmaster Tools đến các công cụ chối bỏ và ông đã nói rằng Google không muốn các webmaster sử dụng công cụ nếu họ không biết những gì họ đang làm.
Hy vọng rằng những lời khuyên này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ khước từ. Bạn có lời khuyên bổ sung nào hãy chia sẻ cùng với chúng tôi.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.