RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Làng chài Mỹ Hiệp (Ninh Thuận)

Advertisement

(TH) – Làng chài Mỹ Hiệp có hơn 300 tuổi, đó là một làng chài thuần khiết nằm ven biển thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Biển Mỹ Hiệp rất đẹp, bãi cát trắng mịn, dọc dài ven biển là rừng dương và những mõm đá sắc nhọn, với nhiều hình thù lạ. Người dân nơi đây sống bằng nghề biển là chính, họ kiên gan một đời bám biển nên rất giàu kinh nghiệm và dạn dày với sóng gió biển khơi.

< Công việc thường ngày của người dân nơi đây.

Nơi vùng đất gió cát, hun hút động phi lao ấy, lại chứa đựng những huyền tích của một thời cha ông đi mở đất. Tất cả người già quanh vùng đều cho rằng: Mỹ Hiệp là nơi “phát tích” của cư dân tổng Mỹ Tường xưa. Về với Mỹ Hiệp, cùng sống chung với những ngư dân mình trần chân cát, da sạm rắn chắc, ấy cũng là muốn nhặt nhạnh những dấu ấn văn hoá tốt đẹp một thời còn lưu lại.

< Sau một chuyến biển.

Như nhiều làng chài khác, 152 hộ dân Mỹ Hiệp sống san sát bên nhau, trong đó có đến 98% làm nghề biển, số còn lại buôn bán nhỏ. Thôn lấy nghề biển làm chính. Nếu để ý, ở trước thềm nhà của mỗi hộ dân bao giờ cũng có một cuộn lưới trắng toát, bộ đồ nghề mưu sinh không thể thiếu được. Dọc theo con đường nội thôn, thi thoảng lại thấy một vài người phụ nữ, trẻ nhỏ… tay cầm những con cá tươi rói từ cửa biển về nhà, gợi cho ta liên tưởng đến một làng chài thuần khiết. Mỹ Hiệp không có cảnh người xe vào ra tấp nập mua bán hải sản như ở Cà Ná (Phước Diêm, Ninh Phước), Mỹ Tân (Thanh Hải). Ở đây, không có dịch vụ mua bán, chế biến hải sản, vì vậy sản phẩm của ngư dân đánh bắt được thường mang đi tiêu thụ ở những vùng lân cận.
Dulichgo

< Sóng cát góp phần tạo nên vẻ đẹp cho làng chài Mỹ Hiệp.

Vì làm nghề biển thuần khiết như vậy, cho nên ở Mỹ Hiệp không có ai giàu sụ lên, nhưng nhờ vào nguồn lợi từ biển, nên cũng không mấy ai nghèo. Trong thôn, hầu như nhà nào cũng ở nhà xây cấp 4, khá tiện nghi. Những ngôi nhà mới được xây sau này làm cho Mỹ Hiệp mang một sức sống mới, hơn là ngôi làng trên 300 tuổi. Dấu ấn thời gian còn lại ở Mỹ Hiệp duy chỉ một ngôi miếu thờ Ngũ hành nằm trong động phi lao ở phía Đông của thôn. Tuy vậy, Trưởng thôn Diệp Nghĩa Hùng vẫn khẳng định: “Trong dân gian lưu truyền, vùng đất Mỹ Hiệp là nơi lần đầu tiên cha ông đặt chân lên bờ trên hành trình Nam tiến bằng đường biển. Vì vậy, Mỹ Hiệp mới có tục danh “Xóm Trại”, ý chỉ các bậc tiền bối khi đến Mỹ Hiệp đã dựng trại lập làng.

< Còng nhum là sản vật của biển.
Dulichgo
Nói dông dài như vậy bởi vì quá khứ có ảnh hưởng đến tập quán đánh bắt của ngư dân Mỹ Hiệp. Nghề lặn được xem là nghề “độc tôn”, mà theo trưởng thôn Diệp Nghĩa Hùng: “Đây là nghề cha truyền con nối, ngư dân ở tỉnh ta chỉ có thôn Mỹ Hiệp làm nghề này”. Để khẳng định điều mình nói, đồng chí trưởng thôn đưa cho tôi xem bộ áo lặn bằng mủ cao su đặc biệt có giá hơn 2 triệu đồng. Ông Hùng còn cho biết thêm: “Làm nghề lặn thu nhập khá, nhưng cũng rất nguy hiểm, phải những người có sức khoẻ và nhiều kinh nghiệm mới theo nghề này được”.

Khi xưa, dân lặn Mỹ Hiệp chủ yếu bắt sò, cua… Sau này, khi con tôm hùm giống có giá thì chuyển qua bắt tôm hùm. Thông thường một đội quân bắt tôm hùm từ 3 đến 4 người đi trên một chiếc thuyền nhỏ.

< Vùng đất này còn thích hợp cho chăn nuôi.

Để đảm bảo an toàn, họ chỉ lặn bắt tôm hùm nằm trong các ngách san hô ở độ sâu từ 7 đến 15m. Một số ngư dân làm nghề lặn bắt tôm hùm cho biết: “Làm nghề này sống được, bình quân một ngày, một đội thuyền 3 người bắt được khoảng 10 con, có ngày bắt được cả 100 con. Chỉ cần vừa mang lên đến bờ là có thương lái mua ngay”.
Dulichgo
Với giá từ 150.000 đồng đến 180.000 đồng/một con tôm hùm giống như hiện nay, nhiều hộ dân ở Mỹ Hiệp đã giàu lên từ nghề lặn. Anh Phan Châu Minh, làm nghề lặn tôm hùm giống mà đã giàu lên. Tuy nhiên, biết theo nghề lặn chỉ được một thời khi còn trai trẻ, cho nên anh Minh đã sử dụng số tiền có được từ nghề lặn sắm bộ lưới rút trị giá 100 triệu đồng để vươn ra đánh bắt xa bờ.

Có thể nói, cả một đời người của ngư dân Mỹ Hiệp gắn liền với biển. Tuổi nhỏ ra bờ biển xúc con tôm, con cá; lúc trưởng thành theo nghề lặn; tuổi trung niên đi lưới vây, lưới rút; về già thong thả ra bờ biển ngồi câu cá. Cuộc sống của ngư dân Mỹ Hiệp vì thế rất giàu kinh nghiệm đi biển.


< Những mõm đá với nhiều hình thù lạ.

Cái mà người dân Mỹ Hiệp trăn trở nhất là sự xâm thực của biển, dân số ngày càng tăng, đồng nghĩa với đất đai ngày càng thu hẹp lại. Hiểu được nỗi lo của người dân Mỹ Hiệp, năm 2005, Nhà nước đã đầu tư xây bờ kè chắn sóng, ngăn chặn biển xâm thực.
Dulichgo
Hiện nay, địa phương đang tiến hành khảo sát để lập dự án khơi thông nguồn lạch, tạo thuận lợi cho ghe thuyền của ngư dân vào ra; mở rộng tuyến đường vào khu nghĩa trang… Đặc biệt, địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ. Trẻ em Mỹ Hiệp đã được đến nhà trẻ chăm sóc chu đáo, không còn cảnh những đứa trẻ nhếch nhác vùi mình trong cát nữa!
Rời Mỹ Hiệp, để lại phía sau những tiếng dạt dào của sóng. Hình ảnh lão ngư dân ngồi bên bờ biển dùng cần câu giật cá liên hồi làm tôi nghĩ đến một Mỹ Hiệp thanh bình, no đủ.

Theo Đất Mũi, Vasep.com
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468