Các thương hiệu mới xuất hiện, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, thương hiệu dù lâu" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Ứng dụng tâm lý học trong Marketing như thế nào?

Advertisement
Các thương hiệu mới xuất hiện, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, thương hiệu dù lâu năm hay chỉ vừa mới nhen nhóm bước vào thị trường đều vật lộn với cuộc chiến giành lại được tình cảm của khách hàng. Chẳng mất công phân tích cũng dự đoán được về bối cảnh cạnh tranh trong thời gian sắp tới.
Thế nhưng, dù thị trường biến động tới đâu, có những thứ bất di bất dịch, đó là tâm lý học trong marketing và những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình mua của “thượng đế”. Nắm được tâm lý, hành vi của khách hàng, hiểu được những nguyên tắc của cuộc chơi giành được tình cảm của khách hàng sẽ khiến thương hiệu dễ dàng nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh, giữ được vị thế độc tôn trong lòng người tiêu dùng.

Khách hàng ứng xử và biểu lộ các thói quen của mình rõ ràng qua tiêu dùng. Thương hiệu có thể ứng dụng nguyên tắc tâm lý học trong marketing như thế nào? Nguồn: Adweek

Trong bài viết này, MarketingAI xin tổng hợp những kiến thức được góp nhặt từ sách, báo chuyên tin Marketing và từ kinh nghiệm làm việc với khách hàng của các chuyên gia Marketing của Admicro, đưa ra cho độc giả 3 nguyên tắc tâm lý học trong marketing dưới đây:

1. Cảm xúc – điểm chạm giữa khách hàng và thương hiệu

Bạn có nhớ lần gần đây nhất bạn ra quyết định dựa trên cảm xúc hay lý trí không? Trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, chắc chắn nó sẽ được đưa lên bàn cân, cân đo đong đếm cẩn thận. Bạn phân tích thứ được và mất trong quyết định đó rồi cuối cùng cho rằng mình thật lý trí. Nhưng không! Vô số nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu của nhà kinh tế học hành vi George Loewenstein chỉ ra rằng đến 90% các quyết định của chúng ta đề dựa trên cảm xúc.
Khi mua iPhone X, bạn nghĩ mình lý trí khi cho rằng nó sẽ là trợ lý đắc lực cho công việc và cuộc sống hằng ngày với mật khẩu nhận diện khuôn mặt, ghi nhớ ngày quan trọng, chứa được nhiều dữ liệu hơn, máy ảnh 7-megapixel thay cho chiếc máy ảnh DSLR cồng kềnh, chống nước, chống bụi,… Mọi tính năng đều phù hợp với nhu cầu ngay bây giờ, thế nhưng, cuối cùng, bạn lại mua chiếc Samsung Galaxy S9 chỉ vì câu slogan: “The phone. Reimagined”.

Vậy thương hiệu có thể làm gì để tận dụng đòn tâm lý học trong marketing này? Ban đầu, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Thương hiệu giải quyết được những loại nhu cầu nào của khách hàng?
  • Khách hàng sẽ trải qua những loại cảm xúc nào khi lần đầu họ tiếp xúc với thương hiệu cho đến khi kết thúc hành động mua?
Khi hiểu được những cảm xúc thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua, thương hiệu nên xây dựng một chiến lược tương tác với khách hàng qua những cảm xúc đó từ sắp xếp bố cục cửa hàng, màu sắc, ánh sáng, âm nhạc, mùi hương. Ngay cả phòng thử đồ tại các thương hiệu thời trang cũng mang lại một loại cảm xúc riêng biệt. Đừng quên nghiên cứu tâm lý học trong marketing và không được bỏ qua bất kì điểm chạm nào mang lại cảm xúc tích cực cho khách hàng.

2. Tạo ra mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tế bào thân kinh phản ứng giống với người mà bạn quan sát. Nếu chứng kiến một đứa bé bị ngã và xước xát đầu gối, ngay lập tức các tế bào thân kinh của bạn sẽ phản ứng và bạn sẽ cảm thấy có một chút đau nhói, buồn và thậm chí sợ hãi giống với đứa bé. Điều này tương tự khi bạn thấy đội bóng của bạn ghi bàn, khi nghe một khúc tình ca,…
Con người có những mối nối cảm xúc với thế giới xung quanh. Các tế bào thân kinh gương phản ứng giống như khi bạn thực hiện hành động và khi bạn chứng kiến hành động đó. Chẳng vậy mà khi nhìn ai đó ăn gì đó có vị chua, bạn sẽ nhăn mặt lại. Những tế bào thân kinh của chúng ta ghi nhớ và đồng cảm. Đó là yếu tố tâm lý học trong marketing mà các thương hiệu có thể tận dụng trong quá trình xây dựng, định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Chính yếu tố này đã được ngành công nghiệp quảng cáo ứng dụng để chứng minh rằng thương hiệu của mình giải quyết được vấn đề, mang lại hạnh phúc, biến ước mơ trở thành hiện thực, giảm bớt được lo âu,…
Trong chiến lược marketing của Airbnb Plus, thương hiệu này đã ứng dụng yếu tố này, tạo ra một quảng cáo đưa khách hàng đến một địa điểm nghỉ dưỡng hoàn hảo, giải quyết các lo âu của khách hàng, tạo động lực để khách hàng lập kế hoạch cho chuyến du lịch sắp tới. Khách hàng hoàn toàn có thể trải nghiệp dịch vụ thông qua “con mắt” của người khác. Đó là lí do vì sao trong quảng cáo sản phẩm sữa Vinamilk, đứa bé mắt phải sáng, thông minh, vui vẻ; quảng cáo hạt nêm Knor phải có cảnh gia đình hạnh phúc đoàn tụ bên mâm cơm. Bởi, khách hàng sẽ mường tượng về những cảm xúc tương tự khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ như bản thân họ đang chứng kiến.

Xem thêm: Học làm thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp của Airbnb

3. Phải luôn hành động nhất quán

Hành động nhất quán liên quan đến lòng tin của khách hàng – thứ cảm xúc mà người làm marketing cần phải mất quá trình lâu dài để xây dựng.
Nguyên lý tâm lý học trong marketing này dựa trên hiện tượng Baader-Meinhof hay còn gọi là ảo ảnh tần số. Lấy một ví dụ dễ hiểu, khi bạn nhìn thấy một thương hiệu xuất hiện xung quanh bạn khi bạn đang đọc báo, xem phim, đi đường, lướt facebook, mở email,…tạo ra một trải nghiệm nhất định về mặt cảm xúc với khách hàng. Cho đến khi họ đích thân chủ động trải nghiệm, nếu như thương hiệu đáp ứng đúng nhu cầu, kì vọng của khách hàng sau khi sử dụng, khách hàng quay lại và giới thiệu cho người xung quanh, đó sẽ được coi là một quá trình tạo dựng lòng tin với khách hàng.

Ứng dụng tâm lý học trong hoạt động marketing đa kênh? Nguồn: Internet

Đó cũng là lí do, các thương hiệu lớn, với ngân sách lớn, thực hiện chiến thuật truyền thông đa kênh. Tất cả đều xuất phát từ nguyên tắc tâm lý học trong marketing này. Thương hiệu xuất hiện nhất quán ở nhiều nơi, đưa cùng một thông điệp cho đến khi khách hàng trải nghiệm và công nhận thông điệp đó.

Kết luận về tâm lý học trong marketing

Trên thực tế, quá trình ra quyết định mua của khách hàng phức tạp hơn rất nhiều so với những nguyên tắc tâm lý học trong marketing đã được nghiên cứu. Đặc biệt, trong thời đại số, cuộc công nghệ 4.0 làm thay đổi hình thức mua sắm. Các thương hiệu vừa phải bắt kịp xu hướng phát triển, vừa phải điều chỉnh để phù hợp với hành vi, tâm lý của khách hàng. Đó là khó khăn mà mọi thương hiệu cần vượt qua nếu muốn thành công trong cuộc chiến giành lấy tình cảm khách hàng.

Nguồn tham khảo: Adweek
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468