RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Ai về thăm dòng sông Lại (Bình Định)

Advertisement

(BĐO) – Lại Giang là sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp lưu của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn ở địa phận huyện Hoài Ân, từ đó chảy qua các xã của huyện Hoài Nhơn và đổ ra cửa biển An Dũ.

Sông An Lão khởi nguồn từ miền núi vùng tây bắc huyện An Lão từ các nguồn Nước Đinh và Nước Ráp và chảy xuống gặp sông Kim Sơn. Sông Kim Sơn của huyện Hoài Ân khởi nguồn tại các xã Đắc Mang và Ân Sơn. Hai dòng sông An Lão và Kim Sơn gặp nhau tại vùng giáp ranh giữa hai huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn để trở thành sông Lại Giang. Điểm hai dòng sông gặp nhau cách cầu Bồng Sơn khoảng 2 km về hướng tây. Sông Lại Giang chảy qua các xã đồng bằng và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.

< Bờ xe nước bên dòng Kim Sơn (nay chỉ còn trong ký ức).

Sông Lại phía thượng nguồn khá khúc khuỷu gập ghềnh và chật hẹp, nhưng đến đồng bằng Hoài Nhơn trở nên rộng rãi thoáng đãng, lòng sông rộng vài trăm mét.

< Cầu Bồng Sơn (mới) trên sông Lại.
Dulichgo
Mùa mưa nước đục ngầu, cuồn cuộn chảy mang phù sa ra cửa biển. Mùa nắng, nước trong xanh, chảy lặng lờ như vừa đi vừa nghĩ ngợi. Hai bên bờ xanh mát những rừng dừa, bờ tre, bãi mía, nương dâu, ruộng ngô tốt mượt…

< Lại Giang mang phù sa làm xanh tốt ruộng đồng.

< Mênh mang cửa biển An Dũ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều tuyến đường bộ bị giặc đánh phá và ta cũng đào hầm hố ngăn cản giặc, thì con đường giao liên chủ yếu là dòng sông Lại nối miền núi và miền xuôi.
Dulichgo
Đồng bào trong vùng địch tạm chiếm nhờ dòng sông để tiếp tế gạo, thuốc men, quần áo, súng đạn cho khu căn cứ cách mạng.

< Cầu đường sắt Bắc- Nam đi qua thị trấn Bồng Sơn.

< Qua cầu Bồng Sơn (cũ)-đoạn cầu cũ thời Pháp nay chỉ còn vài nhịp.

Từ bao đời, nhân dân hai bên sông Lại dựng hàng chục bờ xe đưa nước lên đồng tưới cho hàng trăm héc – ta đất canh tác.
Dulichgo
Những đêm trăng thanh, tiếng guồng nước quay nhịp đều đều như tiếng nhạc du dương hòa quyện với những làn điệu dân ca bài chòi quen thuộc của các cô thôn nữ, âm vang đôi bờ sông Lại.

< Dưới vườn dừa bên sông Lại.

< Công trình thủy nông Đập dâng Lại Giang.

Ngày nay việc lưu thông trên dòng sông Lại đã hạn chế vì mạng lưới giao thông đường bộ phát triển. Tỉnh lộ 629 từ Quốc lộ 1 đi lên An Lão gần như song hành với sông Lại.

< Những chiếc cầu sạp (cầu cuốn) trên sông do dân tự làm để qua lại trong mùa nắng.

< Ngã ba sông (nơi dòng sông An Lão và Kim Sơn gặp nhau tại vùng giáp ranh giữa hai huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn để trở thành sông Lại).
Dulichgo
Hai cây cầu lớn là cầu Bồng Sơn đường bộ và đường sắt vắt mình qua mặt nước càng làm cho sông Lại thêm duyên dáng. Nhờ dòng sông bồi đắp phù sa, ruộng đồng tươi tốt .

< Đặc sản cá niên, cá bống, ốc đá, cơm lam… nơi thượng nguồn sông.

Đặc biệt, sông Lại có một thứ đặc sản nổi tiếng cả vùng là cá bống. Cá bống sông Lại sinh sống ở những vùng nước chảy lờ đờ. Chúng nằm sát mặt cát, đôi vây khe khẽ đung đưa, hai mang phập phồng. Cá bống chỉ to bằng ngón tay, thịt trắng tinh, thớ nhuyễn, mùi thơm chứ không tanh. Bụng cá có cục mỡ màu trắng hồng to bằng quả ớt chỉ thiên. Đây là phần ngon nhất của con bống. Cá bống kho tộ dành cho các nhà hàng. Còn với người lao động thì cá bống kho tiêu trong nồi đất cũng đã là sang lắm…

Dù qua thời gian đổi thay, ngày nay Lại Giang vẫn mang trên mình nét đẹp của vùng quê phía bắc Bình Định, mà ai đó một lần ngược xuôi dòng sông sẽ còn nhớ mãi cảnh và người ở đây…

Theo báo Bình Định

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468