RaoVat24h
Kế Toán Tài liệu kế toán

Bài 5:Nhiệm vụ, yêu cầu và đặc điểm của công tác Kế toán

Advertisement
Bài 5: Nhiệm vụ, yêu cầu và đặc điểm của công tác Kế toán
 Chương 1 : Đối tượng; nhiệm vụ và phương pháp kế toán
 Tiếp theo bài học về Sự vận động của tài sản trong hoạt động kinh doanh là nhiệm vụ, yêu cầu và đặc điểm của công tác kế toán, để học tốt môn nguyên lý kế toán bạn nên nắm rõ từng nội dung trong những bài học đầu tiên.
1. Đặc điểm của kế toán 
Kế toán có những đặc điểm sau:
– Cơ sở ghi sổ là những chứng từ gốc hợp lệ, bảo đảm thông tin chính xác và có cơ sở pháp lý.
– Sử dụng cả 3 loại thước đo là: giá trị, hiện vật và thời gian, nhưng chủ yếu và bắt buộc là giá trị.
– Thông tin số liệu: Chủ yếu trình bày bằng hệ thống biểu mẫu báo cáo theo quy định của nhà nước (đối với thông tin cho bên ngoài) hay theo những báo cáo do giám đốc xí nghiệp quy định (đối với nội bộ).
– Phạm vi sử dụng thông tin: Trong nội bộ đơn vị kinh tế cơ sở và các cơ quan chức năng của nhà nước và những đối tượng trên quan như các nhà đầu tư, ngân hàng, người cung cấp.
2. Nhiệm vụ của kế toán 
Với chức năng phản ảnh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụcơ bản như sau:
– Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
– Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán.
– Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụcông tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.
3. Yêu cầu đối với công tác kế toán 
Để phát huy đầy đủ chức năng, vai trò và thực hiện đấy đủ các nhiệm vụ nói trên, công tác kế toán phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Kế toán phải chính xác, trung thực, khách quan, thể hiện ở các mặt:
+ Chứng từ phải chính xác: chứng từ là khâu khởi điểm của kếtoán, nội dung và số liệu ghi trên chứng từ đúng với thực tế của các hoạt động kinh tế. Toàn bộ công tác kế toán có chính xác hay không phần lớn phụ thuộc vào khâu lập chứng từ ghi chép ban đầu.
+ Vào sổ phải chính xác: phải ghi chép, kiểm tra, tính toán đảm bảo sự chính xác số liệu, sau đó xếp đặt, lưu trữ chứng từ đầy đủ, gọn gàng ngăn nắp.
+ Báo cáo phải chính xác: lập báo cáo phải cẩn thận, kiểm tra sốliệu thật chính xác trước khi nộp cho các nơi nhận theo quy định và theo yêu cầu quản lý. Nói chung các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đấy đủ, khách quan đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
– Kế toán phải kịp thời: Kế toán chính xác nhưng phải kịp thời mới có tác dụng thiết thực đến công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc cung cấp kịp thời các thông tin phục vụ yêu cấu quản lý.
Muốn kịp thời thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh lúc nào, ngày nào phải được tính toán ghi chép phản ánh vào sổ kế toán lúc ấy, ngày ấy. Việc khóa sổ, lập báo cáo quy định vào thời gian nào phải làm đúng không chậm trễ.
– Kế toán phải đầy đủ: phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp không thêm bớt, không bỏ sót và phải phản ánh tất cả các hoạt động kinh tế tài chính, thuộc các loại tài sản của doanh nghiệp.
Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, thủ tục quy định mở đầy đủ các loại sổ sách cần thiết và lập đầy đủ các báo cáo kế toán theo quy định.
– Kế toán phải rõ ràng dễ hiểu, dễ so sánh, đối chiếu: Các công việc của kế toán từ khâu ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các chứng từ gốc đến việc phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế trên các sổ sách kế toán và tổng hợp lại thành các chỉ tiêu kinh tế trên các báo cáo kế toán đều phải được trình bày một cách rõ ràng dễ hiểu.
Những thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh. Các chỉ tiêu kinh tế do kế toán báo cáo phải phù hợp cả về nội dung và phương pháp tính với các chỉ tiêu kế hoạch để người đọc báo cáo dễ dàng so sánh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Các thông tin và số liệu giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.
Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
– Tổ chức kế toán trong đơn vị phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Công tác kế toán cũng như công việc khác trong đơn vị khi tiến hành đều phải thực hiện tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động toàn đơn vị.
Nhưng yêu cầu trên đối với kế toán đều phải được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên trong từng giai đoạn phát triển và mục đích sử dụng thông tin kế toán mà yêu cầu này hay yêu cầu khác có được chú trọng hơn.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468