Bạn có khi nào thất vọng vì mọi điều xảy ra không như dự kiến không? Thậm chí kể cả bạn đã lập kê hoạch và có các dự báo? Làm thế nào để đạt được mục tiêu và thành công trong thực tế cuộc sống có rất nhiều điều khó kế hoạch và không thể dự đoán trước như hiện nay? Chúng ta cần một cách tiếp cận mới để đưa tới thành công …
Bạn có bao giờ cảm thấy thất vọng? Chúng ta đều có lúc thất vọng đấy.
Hầu hết chúng ta chuẩn bị kỹ càng cho tương lai mà chúng ta mong đợi, nhưng mọi điều lại không xảy ra như chúng ta đã kế hoạch. Điều đó rất dễ hiểu như khi bạn bị mất việc, khi bạn vừa tốt nghiệp đại học mà không xin được việc làm, hoặc khi một người quản lý phải đối mặt với biến động liên tục tại nơi làm việc. Kể cả khi bạn là ông chủ, bạn cũng không được như kế hoạch vì phải vật lộn với công nghệ đột phá và đối thủ cạnh tranh mới tự nhiên xuất hiện và chèn ép trong lĩnh vực bạn đang làm.
Tất cả những điều này cực kỳ làm rối rắm và đáng lo ngại.
Đấy là không hề giống với những gì chúng ta được dạy sẽ xảy đền thế nào. Khi trưởng thành, chúng ta đã được dẫn dắt để tin rằng tương lai có thể dự đoán được, và rằng nếu chúng ta học hành chăm chỉ chúng ta sẽ có được những công việc mong muốn trong một môi trường yêu thích, và rồi chúng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc và thành công.
Những chuyện này không xảy ra chính xác theo cách nghĩ này (kể cả đối với những người đang hạnh phúc trong số chúng ta,). Nhiều người trong chúng ta, có thể đa số, không có những bước tiến để đạt được những điều chúng ta muốn.
Chúng tôi nghĩ rằng lý do là rất đơn giản. Cách chúng ta được dạy là để suy nghĩ và hành động chủ yếu trong một môi trường tương lai có thể dự đoán được, chứ it được dạy cho một môi trường như thế giới nhiều biến động như hiện nay.
Bạn được trang bị các bước để đối phó với một thế giới quan có thể dự đoán được:
1. Bạn (hoặc do cha mẹ, thầy cô, hoặc sếp của bạn) định hướng dự báo tương lai sẽ như thế nào
2. Bạn xây dựng một số kế hoạch để đạt được mục tiêu tương lai và chọn ra một kế hoach tối ưu.
3. Bạn sẵn sàng tất cả các nguồn lực cần thiết (học hành, bằng cấp, tiền bạc, …) cần thiết để đạt được kế hoạch của bạn.
4. Và sau đó bạn đi ra ngoài và làm cho kế hoạch đó thành hiện thực.
Chúng ta đã bị quá nhồi sọ với cách suy nghĩ như vậy do cách tiếp cận kiểu dạy dỗ hay của nhiều tổ chức (dù nhiều hay ít) chỉ có cách tiêp cận đó mà thôi.
Tuy vậy một cách tiếp cận rất thông minh cho một tương lai có thể biết trước được hoặc dự đoán được lại trở thành cách tiếp cận không hề thông minh khi mọi thứ không thể được dự đoán trước. Và thực tế đó chính là cốt lõi gây ra mọi sự thất vọng mà đa số chúng ta gặp phải. Mọi điều đơn giản không hề xảy ra như có thể dự đoán trước đó.
Trong một thế giới nhiều thay đổi khi bạn không còn kế hoạch được chính xác hoặc có thể dự đoán được cách thức để thành công, đâu là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu của bạn bây giờ? Đó là một câu hỏi đau hết cả đầu nhưng đó là điều mà một tất cả mọi người cần giải quyết trong thực tế ngày nay. Những ngộ nhận cho rằng “thay đổi có vẻ là bất biến hay không có gì biến đổi” (change seems to be the only constant) đã trở thành phi thực tế.
Đây chính là điểm mấu chốt trong cách nhìn nhận của chúng tôi: Khi tương lai là không thể biết trước chắc chắn (ví dụ, việc bạn rời bỏ công việc hiện tại và bắt đầu một cái gì đó mới là một ý tưởng tốt? Việc phát triển các công nghệ mới sẽ có thị trường?), bạn cần làm thế nào để thoát khỏi hạn chế của cách nghĩ truyền thống trong việc dự đoán những gì sẽ xảy ra.
Câu trả lời là bạn cần một cách tiếp cận khác.
Chúng tôi chỉ ra có một cách. Có một phương pháp đã được kiểm chứng để giúp định hướng trong một thế giới không chắc chắn và đó là cách tiếp cận sẽ bổ sung cho cách suy luận thông thường mà chúng ta đã được dạy. Nó sẽ giúp bạn đối phó với mức độ cao của sự không chắc chắn và trong bất kể hoàn cảnh nào mà bạn phải đối mặt. Chúng tôi biết cách đó hoạt động vì các nhà doanh nhân/doanh chủ (entrepreneurs) – những người luôn phải đối phó với sự không chắc chắn hàng ngày vẫn sử dụng nó thành công tất cả các thời điểm. Đây cũng là phương pháp được sử dụng tại một số trường đào tạo tinh thần doanh nhân nổi tiếng.
Tại Trường Kinh doanh Babson (USA), phương pháp tiếp cận này được gọi là “cách nghĩ và hành động của các doanh nhân”, nhưng để đơn giản chúng ta gọi đó là cách “Hành động, Tìm hiểu, Xây dựng, Lặp lại.”
Dựa trên nghiên cứu của Saras D. Sarasvathy từ Trường Kinh doanh của Đại học Tổng hợp Virginia (USA) và công trình nghiên cứu tương tự tại Trường Babson, phương pháp này đã được kiểm nghiệm theo thời gian trong việc thích ứng đối với những điều chưa biết trước thế nào.
Một cách đơn giản, trong khi phải đối mặt với một tương lai không rõ thế nào, các doanh nhân lựa chọn hành động. Họ đối phó với sự không chắc chắn không phải bằng cách cố gắng để phân tích xem thế nào, hay lập kế hoạch cho mỗi điều bất ngờ, hoặc dự đoán kết quả sẽ như thế nào. Thay vào đó, họ hành động, học hỏi từ những gì họ phát hiện được, và tiếp tục hành động. Cụ thể hơn của quá trình này có thể mô tả như thế này.
1. Bắt đầu với khao khát hay mong muốn. Bạn phát hiện ra hay suy nghẫm về một cái gì đó mà bạn muốn. Bạn không cần phải có quá nhiều niềm đam mê, bạn chỉ cần có mong muốn đầy đủ để bắt tay vào. (Ví dụ, “Tôi rất muốn mở một cửa hàng ăn/tiệm ăn, nhưng tôi hiện chưa biết bắt đầu mở được một cửa hàng ăn/tiệm ăn từ đâu.”)
2. Đi một bước thông minh và thật nhanh hướng tới mục tiêu của bạn. Một bước thông minh là gì? Đó là một hành động nhanh chóng với những gì đang có sẵn trong tầm tay. Hãy tận dụng những gì bạn biết, những người bạn biết, và bất cứ điều gì khác mà bạn đang có sẵn. (Ví dụ, “Tôi biết một đầu bếp tuyệt vời, và nếu tôi vay mượn tất cả người thân trong gia đìnhi và bạn bè, tôi có thể có đủ tiền để mở một cửa hàng.”) Bạn hãy chắc chắn rằng bước đi đầu tiên này sẽ không bao giờ tốn nhiều hơn mức chấp nhận thua lỗ của bạn trong trường hợp mọi việc không khả quan. Và bạn nên rủ những người khác cùng để có được nhiều nguồn lực hơn, chia sẻ các rủi ro, và làm chắc chắn các ý tưởng của bạn.
3. Suy ngẫm và làm chắc chắn những gì có được từ bước đi đầu tiên. Bạn cần phải làm điều đó bởi vì khi bạn hành động, thực tế cũng thay đổi. Đôi khi mỗi bước của bạn đưa bạn tới gần với những gì bạn muốn hơn (Ví dụ, “Tôi nên tập trung khả năng làm một cái gì đó chỉ ở ngoài trung tâm thành phố”); đôi khi bạn lại muốn thay đổi (Ví dụ, “Có vẻ có quá nhiều nhà hàng Ý gần đó rồi, cần phải suy nghĩ lại thực đơn Menu của chúng ta”). Nếu bạn chú tâm, bạn luôn luôn tìm hiểu, học hỏi được một cái gì đó. Chính vì vậy, sau khi bạn hành động, hãy tự hỏi: Những hành động của bạn đã đưa bạn đến gần hơn đến mục tiêu của bạn hay chưa? (Ví dụ, “Có đấy, dường như tôi sẽ có thể mở một nhà hàng đấy”.) Hoặc bạn tự hỏi: Bạn có cần nguồn lực bổ sung để có thể tới gần mục tiêu hơn không? (Ví dụ, “Có đấy, tôi sẽ cần phải tìm một đầu bếp khác. Người đầu bếp tôi biết chỉ có thể làm được các món Ý.”) Bạn tiếp tục tự hỏi: Bạn vẫn muốn đạt được mục tiêu của bạn? (Ví dụ, “Có.”:-)
4. Lặp lại.
“Hành động. Tìm hiểu. Xây dựng. Lặp lại”. Đấy chính là cách các nhà doanh nhân/chủ doanh nghiệp (entrepreneurs) thành công vượt qua những sự không chắc chắn. Những kinh nghiệm của họ sẽ áp dụng được cho tất cả chúng ta.
Bài viết của 3 Tác giả, Leonard A. Schlesinger là Hiệu trưởng của Trường Babson (USA). Charles F. Kiefer là Chủ tịch của Innovation Associates. Paul B. Brown là cây viết nhiều năm cho tờ báo New York Times. Cả ba là đồng tác giả của cuốn sách Hãy Bắt đầu: Hành động, Nắm bắt sự không chắc chắn,Tạo dựng Tương lai (2012).
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.