Các kiểu phản ứng của khách nợ và phương pháp xử lý
Đối với những khoản thanh toán sau và trả chậm của doanh nghiệp, nếu công tác quản lý thu hồi nợ của doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ gây phát sinh những khoản nợ xấu và nợ khó đòi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Khách nợ trong những trường hợp đó thường có thể viện ra hàng trăm lý do nhằm trì hoãn thậm chí bùng các khoản nợ này. Do vậy, cán bộ phụ trách thu hồi nợ cần dự đoán trước những phản ứng của khách nợ nhằm đưa ra những phương án xử lý để đạt được hiệu quả tối đa trong công tác thu hồi nợ.
Khách hàng thường phản ứng như thế nào?
1, Khách nợ không hài lòng về chất lượng hàng hóa dịch vụ
Trong một số trường hợp, khách hàng của chúng ta chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ như cam kết do vậy họ có thể chậm thanh toán các khoản nợ nhưng trong nhiều trường hợp khách hàng phàn nàn như một cái cớ để hoãn lại việc thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Trong những trường hợp này, chúng ta nên xử lý như thế nào?
Chúng ta không nên bác bỏ ngay ý kiến của khách hàng mà trước hết, người phụ trách thu hồi nợ cần lắng nghe khách nợ phàn nàn về hàng hóa, dịch vụ, nếu sự phàn nàn đó thực sự xuất phát từ chính dịch vụ công ty bạn cung cấp cần đưa ra lời xin lỗi hoặc cam kết để xoa dịu sự giận dữ của khách hàng.
· Sau đó Nhẹ nhàng giải thích cho khách nợ thấy chất lượng hàng hóa và dịch mà họ phàn nàn không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán nợ.
· Có thể giảm giá hàng hóa, dịch vụ khi thực sự có lỗi trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ…
2. Khách nợ thực sự không biết nghĩa vụ trả nợ
Tại sao khách nợ không biết mình có nghĩa vụ trả nợ?
Mới nghe qua chúng ta tưởng chừng đây là điều vô lý, nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp khách nợ lại không biết mình có nghĩa vụ trả nợ. Đó là khi khách nợ là người do người khác mượn tư cách để ký kết HĐ mua hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp này chúng ta xử lý như sau:
Thứ nhất, giải thích cho họ biết về việc họ là người chịu trách nhiệm trả nợ, người mượn tư cách không hề liên quan.
Tư vấn cho họ có thể gửi đơn ra cơ quan NN có thẩm quyền để giải quyết nếu có dấu hiệu VPPL
3. Khách nợ dọa tố cáo hành vi đòi nợ của người phụ trách thu hồi nợ
Đây không phải là trường hợp hiếm có xảy ra. Nếu khách nợ đe dọa tố cáo hành vi đòi nợ của bạn, trước tiên, cần mềm mỏng, nhẹ nhàng giải thích cho khách nợ về sự hiểu lầm trong quá trình ứng xử, giao tiếp. Có thể xin lỗi nếu việc nói năng hoặc cư xử chưa chuẩn mực. Sau đó nói rõ cho họ biết hậu quả của việc vu khống: Trách nhiệm hình sự, dân sự… (Điều 122 BLHS).
5 4. Khách nợ có thái độ côn đồ, dùng vũ lực (xã hội đen)
Trên thực tế, một số trường hợp khách nợ không có thiện chí trả nợ. Họ thể hiện bằng thái độ côn đồ đe dọa thậm chí dùng vũ lực, thuê xã hội đen dọa dẫm người phụ trách thu hồi nợ với mục đích bùng nợ. Trong những trường hợp này, nếu chúng ta sợ hãi thì khách nợ đã đạt được mục đích, cần xử lý như thế nào?
Trước hết, bạn cần thể hiện thái độ tự tin, không sợ sệt với những hành vi đó. Cho họ thấy thái độ sẵn sàng đối phó thậm chí hành vi này là trái pháp luật. Nhưng luôn phải cẩn thận và cảnh giác, có thể cử một số người đi cùng, phương tiện cần thiết để có thể tránh được hậu quả. Trong một số trường hợp cần thiết phải báo cho công an địa phương để có thể kịp thời can thiệp.
5. Khách nợ thiện chí trả nợ nhưng khó khăn về tài chính
Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra nhất. Khách nợ cũng là cá nhân/doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác và khách hàng, họ luôn muốn giữ những mối quan hệ tốt đẹp với chúng ta. Do vấn đề khó khăn về tài chính nên không thể thanh toán được các khoản nợ cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cán bộ phụ trách thu hồi nợ có thể vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách nợ.
Khả năng thu nợ sẽ lớn hơn nếu bạn chấp nhận cho đối tác trả theo nhiều đợt. Mức lãi suất 5% dành cho số tiền nợ còn lại là mức mà khách nợ có thể chấp nhận. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng nên thảo luận về những lần mua hàng trong tương lai. Bạn nên nói rằng bạn sẽ không thực hiện bất kỳ giao dịch nào cho đến khi khoản nợ được thanh toán hết, hoặc chỉ bán hàng nếu đối tác trao tiền mặt ngay.
– Chấp nhận thanh toán bằng hàng:
Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho đối tác thanh toán bằng hàng hóa của họ rồi đem bán chúng để lấy tiền. Cách này có thể giúp không phải vay tiền và tăng tốc độ lưu chuyển của dòng vốn. Tất nhiên, bạn chỉ nên chấp nhận những hàng hóa dễ bán và giá trị hàng hóa phải lớn hơn tiền nợ một chút. Bằng cách tỏ ra dễ tính với khách nợ, bạn sẽ giành được sự biết ơn của họ. Khi tình hình kinh doanh của khách nợ tiến triển, họ sẽ gắn bó với bạn hơn. Đây cũng được coi là một cách đòi nợ hiệu quả.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.