Ví dụ trên là một trường hợp mà tổng nguy cơ bằng không, do bởi giá trị ròng. Trường vị và đoản vị đối với cổ phiếu bù trừ cho nhau và giá trị ròng không thay đối bất kể điểu gì xảy ra. Một ví dụ khác về nguy cơ bằng không là mua cổ phiếu vốn đi vay. Khi giao dịch xảy ra giá trị ròng bằng không. Tuy nhiên, có nguy cơ rủi ro bởi vì nếu giá cổ phiếu giảm, giá trị sẽ thấp hơn lượng tiền cẩn để trả nợ.
CÁC LOẠI RỦI RO
Có nhiều loại rủi ro phân loại theo nguồn gốc thua lỗ, biến động thị trường hay vỡ nợ.
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro lệch hạn
- Rủi ro thanh khoản thị trường
- Rủi ro thị trường
- Rủi ro ngoại hối
- Rủi ro khả năng thanh toán
Rủi ro hoạt động không mang tính tài chính bởi vì nó phát sinh từ sự cố trong quy trình, và được nói tới bởi vì nó mang chi phí vốn theo những quy định về rủi ro.
Tất cả rủi ro được định nghĩa là thua lỗ tiềm năng và cần phải được định lượng. Việc đánh giá thua lỗ tiềm năng là một vấn đề về khái niệm và kỹ thuật. Hầu hết các công cụ định lượng liên quan tói khái niệm “giá trị-gặp-rủi ro” (VaR) và đòi hỏi các mô hình rủi ro. Đo lường và mô phỏng rủi ro được thảo luận xuyên suốt cuốn sách. Chương này chi tập trung vào định nghĩa.
Bất kỳ giao dịch nào cũng tạo ra rủi ro. Khi được xem xét riêng biệt, rủi ro được coi như “độc lập”. Khi chúng ta xem xét các danh mục đầu tư của các giao dịch, ví dụ công cụ thị trường hay nợ, sẽ có một hiệu ứng phân tán hóa, để làm phân tán bớt đi những rủi ro trong những giao dịch. lai cả các khoản nợ sẽ không thể vô nợ một lúc và cũng ít khả năng là những biến động thị trường gây ra thua lỗ cho tất cả các công cụ.
Một quy luật nổi tiếng là tổng của các rủi ro nhỏ hơn rủi ro của tổng. Rủi ro không cộng như trong số học bởi vì sự phân tán. Những hiệu ứng phân tán liên hệ mật thiết với khái niệm tính phụ thuộc, một khái niệm chủ chốt trong rủi ro và đưa ra những thách thức khi chuyển từ khía niệm sang mô phỏng và đo lường sự phân tán. Tính phụ thuộc có nghĩa là các sự kiện thường xảy ra cùng nhau, và tính không phụ thuộc là khi chúng không liên quan với nhau. Hiệu ứng phân tán xảy ra vì tính phụ thuộc không bao giò hoàn hảo.
Đọc thêm tại: https://diendan.edu.vn/rui-ro-va-quan-tri-rui-ro/
Từ khóa tìm kiếm nhiều: các loại rủ ro, khủng hoảng tài chính 2008
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.