Proposal không đơn giản là một bản đề xuất kế hoạch đơn thuần cho khách hàng, đây được coi là một trong những công cụ " />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Cách làm Proposal “ghi điểm” ngay với Client khó tính

Advertisement
Proposal không đơn giản là một bản đề xuất kế hoạch đơn thuần cho khách hàng, đây được coi là một trong những công cụ ghi điểm ngay với khách hàng trước khi pitching. Chính vì thế, việc hiểu rõ quy trình và cách làm Proposal chuẩn sẽ giúp ích nhiều trong quá trình làm việc với Client.


Trong quá trình làm việc với khách hàng đến từ nhiều ngành, Chiến lược Marketing Số 1 đã đúc rút ra được một vài tips trong cách làm Proposal sau đây:

1. Làm nó thật “đậm đà bản sắc”

Có một lỗi các Agency rất hay mắc phải, đó làm dùng bản Proposal mẫu cho nhiều dự án. Mặc dù một số dự án có nét tương đồng, nhưng hãy cá nhân hóa từng dự án đó. Bởi, chẳng khách hàng nào muốn thấy một bản đề xuất chung chung, “vô thưởng vô phạt”. 
Khách hàng chi tiền ra thuê Agency, mua giải pháp cho riêng mình, khác biệt với đối thủ cạnh tranh chứ không phải một chiến lược dễ dàng tìm thấy ở bất kì đâu.

2. Tập trung vào việc tạo nên một cuộc đối thoại

Một bản Proposal không nhất thiết phải mang một văn phong formal như văn bản trình Quốc hội :))) Nếu có thể, hãy tìm hiểu sâu cách tương tác, văn phong của người đại diện phía Client để có một giọng điệt gần gũi phù hợp.
Một ngày phải đối mặt với rất nhiều văn bản nghiêm túc, nhiều proposal của nhiều Agency gửi đến, nếu như cầm trên tay một bản có giọng văn dễ chịu, biết đâu lại là cách bạn làm mình nổi bật với đối thủ.

3. Đặt câu hỏi 

Đặt các câu hỏi nhỏ trong bản Proposal là một trong những tips rất hiệu quả mà Chiến lược Marketing Số 1 từng áp dụng. Đây là một trong những chiến thuật liên quan đến tâm lý. Thay vì trình một bản Proposal một chiều, việc đặt câu hỏi sẽ giúp khách hàng hiểu rằng họ đang tham gia vào Proposal này, góp ý, trao đổi, là một phần của bản kế hoạch.

4. Mang lại giá trị

Dĩ nhiên, điều lớn nhất mà khách hàng tìm kiếm ở một bản Proposal là giá trị mà nó đem lại. Chính vì thế, dù bạn có sở hữu bao nhiêu tips về cách làm Proposal hiệu quả thì chung quy lại, bạn phải dồn 90% nguồn lực để xây dựng một bản Proposal có giá trị với khách hàng của mình.

Lưu ý, đừng chỉ kể như thể bạn rất có kinh nghiệm trong việc giải quyết những casestudy như trong brief khách hàng đưa ra, hãy chứng minh bằng các hình thức khác nhau như hình ảnh, video,…để nói lên rằng khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng vào agency của bạn.

5. Chỉnh sửa, rà soát nhiều lần – một chiêu “nhỏ nhưng có võ”? 

Rất nhiều bản proposal bị từ chối thẳng thừng chỉ vì các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, câu cú lộn xộn,.. Bạn nên nhớ rằng, proposal vừa thể hiện ý tưởng, lại vừa gián tiếp chứng minh cách làm việc của bạn/ doanh nghiệp bạn. Bản proposal được kiểm soát và chỉnh sửa chỉn chu luôn luôn đem lại cảm tình tốt đẹp về thái độ làm việc cẩn thận và tỉ mỉ.

Kết luận cách làm Proposal

Cuối cùng, xin nhắc lại, một bản Proposal có tốt đến mấy cũng không phải yếu tố quyết định sự thành công của một bản hợp đồng hay một chiến dịch. Cách làm Proposal hiệu quả chỉ giúp bạn có lợi thế hơn, triển khai dễ dàng, suôn sẻ hơn mà thôi.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468