RaoVat24h
Excel Office

Cách lập bảng (sổ) tổng hợp các tài khoản ngân hàng trong kế toán trên Microsoft Excel

Advertisement
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng (sổ) tổng hợp các tài khoản ngân hàng trong kế toán trên Microsoft Excel.

MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA SỔ (BẢNG) TỔNG HỢP CÁC TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

– Sổ (bảng) tổng hợp các tài khoản ngân hàng với mục đích đưa ra cái nhìn chung nhất, tổng quan nhất về tình hình biến động, phát sinh đối với các ngân hàng mà đơn vị có giao dịch trong kỳ (mỗi ngân theo dõi riêng trên 1 tài khoản, 1 đối tượng). Hay nó chính là: Đơn vị có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì trên sổ (bảng) tổng hợp các tài khoản ngân hàng cũng cần có từng đó dòng.
– Căn cứ để lập bảng này là số liệu từ các Sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng.
– Sổ (bảng) tổng hợp các tài khoản ngân hàng thường được lập vào cuối kỳ kế toán (có thể là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm).

MẪU SỔ (BẢNG) TỔNG HỢP CÁC TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Về mẫu sổ thì khá linh hoạt. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được việc phản ánh chính xác, tổng hợp được những phát sinh tăng, phát sinh giảm của các ngân hàng mà đơn vị có giao dịch trong kỳ.
Trong bài viết này mình sử dụng mẫu sổ (bảng) tổng hợp các tài khoản ngân hàng như sau, bạn có thể tải về ở link cuối bài viết:

HƯỚNG DẪN LẬP SỔ (BẢNG) TỔNG HỢP CÁC TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG TRÊN EXCEL

Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn lập sổ (bảng) tổng hợp các tài khoản ngân hàng trên Excel bằng cách sử dụng các hàm Excel khá đơn giản.
Nếu như bạn theo dõi thì trong một bài viết gần đây, mình cũng đã hướng dẫn cách lập sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng trên Excel. Và để cho các bạn thuận tiện trong việc theo dõi thì mình xin sử dụng lại dữ liệu trong bài đó, cụ thể như sau:
Bảng DATA:
Và bảng danh mục ngân hàng:

HÀM EXCEL SỬ DỤNG

Hàm Excel chính mà trong bài viết này Học Excel Online sử dụng để lập sổ (bảng) tổng hợp các tài khoản ngân hàng là hàm SUMIFS
Ta sẽ sử dụng hàm SUMIFS để tính ra tổng số dư đầu kỳ, tổng số thu vào và tổng số chi ra của từng ngân hàng.

CÁCH THỰC HIỆN

Sau khi đã nắm được mục đích, vai trò, mẫu sổ (bảng) cũng như hàm Excel sử dụng thì ở phần này hãy cùng Học Excel Online thực hiện việc lập sổ (bảng) tổng hợp các tài khoản ngân hàng.
Để cho thuận tiện trong việc tính toán và theo dõi thì mình nghĩ ta nên Define Name (đặt tên) cho các vùng tính tổng và vùng điều kiện. Chi tiết như sau:
SO_TIEN: Là vùng $J$2:$J$310 bên Sheet DATA_NKC (đây là vùng ta cần tính tổng)
CT_NO: Là vùng $H$2:$H$310 bên Sheet DATA_NKC (đây là vùng điều kiện bên Nợ)
CT_CO: Là vùng $I$2:$I$310 bên Sheet DATA_NKC (đây là vùng điều kiện bên Có)
NGAY: Là vùng $B$2:$B$310 bên Sheet DATA_NKC (đây là vùng điều kiện ngày tháng).

TÍNH TỔNG SỐ TỒN (DƯ) ĐẦU KỲ

Với các vùng tính tổng cũng như vùng điều kiện như trên ta sẽ có công thức để tính ra số tồn (dư) đầu kỳ như sau:
=SUMIFS(SO_TIEN, CT_NO, C11, NGAY, “<” & $G$7) – SUMIFS(SO_TIEN, CT_CO, C11, NGAY, “<” & $G$7)
Số tồn đầu kỳ ở đây được tính là số tồn tính tới trước thời điểm từ ngày (ô G7). Hay nó chính là: Tổng số phát sinh bên Nợ trừ đi tổng số phát sinh bên Có tính tới trước thời điểm từ ngày.

TÍNH TỔNG SỔ THU VÀO (PHÁT SINH BÊN NỢ).

Tiếp theo, ta sẽ tính số thu vào (số phát sinh bên Nợ) trong khoảng thời gian từ ngày (ô G8) đến ngày (ô G8). Cụ thể như sau:
Tại ô G11 bạn gõ vào công thức:
=SUMIFS(SO_TIEN, CT_NO, C11, NGAY, “>=” & $G$7, NGAY,”<=” & $G$8)
Đây là tổng số tiền phát sinh bên Nợ của từng tài khoản ngân hàng trong khoảng thời gian từ ngày đến ngày.

TÍNH TỔNG SỐ CHI RA (PHÁT SINH BÊN CÓ)

Cũng tương tự như tính tổng số thu vào, thì với tổng số chi ra (phát sinh bên Có), ta có công thức sau:
=SUMIFS(SO_TIEN, CT_CO, C11, NGAY, “>=” & $G$7, NGAY, “<=” & $G$8)
Đây là tổng só tiền phát sinh bên Có của từng tài khoản ngân hàng trong khoảng thời gian từ ngày đến ngày.
Bạn chỉ cần thay vùng điều kiện CT_NO của công thức tính tổng số thu vào bằng CT_CO là có thể có được công thức để tính tổng số tiền chi ra.

TÍNH TỔNG TỒN (DƯ) CUỐI KỲ

Ta cũng đã biết thì số dư cuối kỳ ở đây sẽ được xác định bằng: Số dư đầy kỳ + Số thu vào – Sổ chi ra. Với nguyên tắc đó thì ta sẽ có công thức đơn giản để tính ra số tồn (dư) cuối kỳ như sau:
=F11+G11-H11
Sau khi đã tính toán xong ta thực hiện FillDown các công thức đó xuống cho các dòng còn lại, rồi với hàm SUM đơn giản để tính dòng Cộng. Bạn sẽ có kết quả như sau:

?

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468