(TH) – K’Bang là một huyện miền núi Đông Trường Sơn, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai. Huyện được thành lập theo Quyết định số 181-HĐBT ngày 28-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở chia tách từ phần đất phía bắc của An Khê. Diện tích 1.845,23 km², dân số 2012 là 64.634 người.
< Thác K50 (Khu bảo tồn Kon Chư Răng) Thác H’Mui (huyện K’Bang).
Phía tây giáp huyện Đắk Đoa, Mang Yang, phía nam giáp với các huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê, phía bắc giáp huyên Kon plông và Kon Rẫy tỉnh Kon Tum và phía đông giáp với Quảng Ngãi và Bình Định.
< Lễ vào mùa Nhịp chày trên buôn.
Huyện gồm có 13 xã: Đăk HLơ, Đăk Rong, Đak Smar, Đông, Kon Pne, Kông Lơng Khơng, Kông Pla, KRong, Lơ Ku, Nghĩa An, Sơ Pai, Sơn Lang, Tơ Tung và 1 thị trấn K’Bang( Ka’Nak cũ).
Dulichgo
K’Bang là một trong 3 huyện thuộc vùng Tây Sơn Thượng Đạo. Trong Chiến tranh Việt Nam, huyện K’Bang cũng là nơi chứng kiến nhiều trận đánh khốc liệt, trong đó có trận Ka’naknăm 1965. Đây là nơi sinh của anh hùng Núp.
< Thác tóc tiên trên dòng sông Côn (huyện K’Bang).
– Ngày 28-12-1984, huyện K’Bang được thành lập trên cơ sở tách 11 xã: Đăk Rong, Đông, Kon Pne, Kông Lơng Khơng, Kông Pla, KRong, Lơ Ku, Nghĩa An, Sơ Pai, Sơn Lang, Tơ Tung thuộc huyện An Khê cũ (nay là thị xã An Khê và huyện Đăk Pơ).
– Ngày 13-1-1989, thành lập thị trấn K’Bang – thị trấn huyện lị huyện K’bang trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Đông và Nghĩa An.
– Năm 1993, thành lập xã Đăk HLơ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Kông Pla.
– Ngày 21-4-2006, thành lập xã Đăk Smar trên cơ sở 12.678,66 ha diện tích tự nhiên và 2.012 nhân khẩu của xã Đông.
< Cầu mới lãng mạn chiều hoàng hôn ở K’Bang.
Dulichgo
Về giao thông, K’Bang có:
– Đường TL669A nối Quốc lộ 19 ngã ba Đồng Găng từ An Khê qua thị trấn Kbang đến Quốc lộ 24 tại Kon Plông. Đoạn từ thị xã An Khê đến thị trấn Kbang dài khoảng 25 km.
– Đường 669B nối từ xã Sơn Lang đi Kon Tum song song với đường TL669A.
< Thác Đắk Lốp trên dòng sông Ba (huyện K’Bang).
– Đường Trường Sơn Đông qua huyện K’Bang từ gianh giới xã Tơ Tung( Kbang)-xã An Thành( Đăk Pơ), theo đường xã Tơ Tung về thị trấn Kbang và theo đường tránh phía tây sông Ba nối liền với tỉnh lộ 669A đi Kon Plông (tỉnh Kon Tum), tổng chiều dài đi qua huyện 100 km. Đường đạt tiêu chuẩn cấp IV MN.
< Thác Takaylung (huyện K’Bang).
– Đường TL637 nối từ huyện Vĩnh Thạnh( Bình Định) đến trung tâm xã Sơn Lang.
Ngoài ra, huyện còn là đầu nguồn của sông Ba chảy từ Gia Lai đến Phú Yên.
Dulichgo
Các thắng cảnh có thể kể như:
– Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng-thác K50.
< Nhà lưu niệm Anh Hùng Núp.
– Lâm viên Ka’nak.
– Hồ thuỷ điện Vĩnh Sơn( xã Sơn Lang).
– Vườn Mít – Cánh đồng Cô Hầu( Xã Nghĩa An).
– Nhà máy Thủy điện Ka’Nak( thị trấn Kbang).
– Khu du lịch thác Hang Dơi( thị trấn Kbang).
– Khu du lịch sinh thái Kon Pne( xã Kon Pne).
– Đền tưởng niệm liệt sĩ Ka’Nak(thị trấn Kbang).
– Quảng trường Anh hùng Núp.
– Nhà lưu niệm Anh hùng Núp(xã Tơ Tung).
< Thác nước Đắc Krong (huyện K’Bang).
Đặc biệt, K’Bang có nhiều thác tuyệt đẹp. Những quần thể thác nước tuôn trào, những điệu múa xoan của cô thiếu nữ đôi mươi, những tấm vải thổ cẩm sặc sỡ, hút ánh nhìn, những chiếc cầu bắc qua đôi bờ lãng mạn…, tất cả như hội tụ về huyện K’Bang của tỉnh Gia Lai.
Dulichgo
Chủ tịch huyện K’Bang – Võ Văn Phán tự hào rằng, K’Bang được thiên nhiên ưu ái ban tặng những thác nước hùng vỹ. Những đoàn du khách đến đây, họ choáng ngợp trước những cảnh đẹp của nhiều thác nước tựa tranh vẽ.
Ông Võ Văn Phán phấn khích: “Có thể kể đến thác K50 của khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, thác Kon Lốc 2, thác Tóc Tiên trên dòng sông Côn, thác Đắc Lốp trên dòng sông Ba… Bạn mình, đến tham quan, khám phá, nhiều người ước ao rằng, giá như tỉnh họ cũng được trời ban những thác nước như K’Bang thì tự hào lắm”.
< Thác Kon Lốc 2 (huyện K’Bang).
Không ngoa khi bạn đến đây, sẽ cảm nhận những dòng nước trắng như tuyết, bồng bềnh chảy như áng mây, hòa quyện giữa núi rừng tự nhiên, không đâu Tây Nguyên có được ngoài K’Bang.
Dulichgo
Trong quần thể thác, tuyệt đẹp nhất là thác K50, tựa như một dải lụa bạc, lấp lánh và lung linh giữa núi rừng. Đó là không gian kỳ vĩ, huyền ảo như hội tụ tất cả tinh túy của đất trời, của thiên nhiên. Vừa nguyên sơ vừa trong lành. Thác K50 đẹp hơn cả tranh vẽ, bởi nó chính là tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa, của thiên nhiên ưu ái trao cho vùng núi K’Bang.
< Lễ hội cồng chiêng của người bản xứ trên đất K’Bang.
Điểm nhấn du lịch của K’Bang còn là những điệu múa mềm mại của thiếu nữ trăng rằm, giữa ánh lửa lập lòe; tiếng cồng chiêng trầm bổng của những chàng thanh niên cường tráng. Hiếm hoi, quý giá khi K’Bang còn gìn giữ được nét văn hóa truyền thống của người bản xứ. Bất kì ai đến đây, đều được ngắm nhìn, mua sắm kỷ niệm những tấm vải thổ cẩm đa sắc màu, rực rỡ; hòa mình vào tiếng chày giã gạo trên buôn; quyện vào mùa lễ hội của tháng Ba trên Tây Nguyên.
Có lẽ những ngôn từ mỹ miều nhất cũng không thể tô vẽ hết thảy vẻ đẹp nguyên sơ K’Bang. Bạn bè, du khách hãy đến với K’Bang để cảm nhận vẻ đẹp bất tận nơi đây.
Theo Wikipedia, Lao Động…
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.