RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Chùa Tư Phúc huyện Chí Linh

Advertisement

(TH) – Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, chùa Hun, tọa lạc ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa được dựng từ thời Lý. Thời Trần, các vị vua thường đến chùa lễ bái.

< Toàn cảnh chùa Côn Sơn.

Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đến đây tham thiền nhập định. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa dựng am Hồ Thiên và am Chân Lạp. Sau đó, Thiền sư Huyền Quang từ chùa Vân Yên (Yên Tử) đến trụ trì. Chùa được coi là một Tổ đình của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Lúc ngài Huyền Quang mất (1334), Vua Trần Minh Tông cúng 10 lạng vàng để xây tháp thờ xá-lợi ngài ở lưng chừng núi Côn Sơn (còn gọi là núi Kỳ Lân). Điện Phật được bài trí thoáng, tôn nghiêm. Trước chùa có tấm bia khắc 3 chữ “Thanh Hư Động” là bút tích của Vua Trần Nghệ Tông (1322-1395) và tấm bia do Chiêu Dương Nguyễn Đức Minh soạn năm 1607 nói việc trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XVII do nhà sư Thích Pháp Nhẫn thực hiện. Chùa được trùng tu vào năm 1995. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Dulichgo

Chùa ở chân núi Côn Sơn, phía đông huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gần làng Chi ngại, quê hương của dòng họ nhà Văn hoá Nguyễn Trãi. Chùa hiện nay kiến trúc kiểu chữ Công, còn ngói mũi hài và đá tảng hoa sen là di tích thời Trần.

Theo sách Hải Dương – Di tích và danh thắng (1999), chùa từng có quy mô 83 gian, có tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, đài Cửu phẩm Liên hoa có 385 pho tượng. Nhà tổ thờ tượng Trúc Lâm Tam Tổ và tượng Trần Nguyên Đán.

Từ đời Trần (1225-1400), chùa là nơi tu luyện của trạng nguyên Lý Đạo Tài, pháp danh Huyền Quang, khi ông cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Trãi khi về hưu được vua giao chức “Đề cứ” chùa Côn Sơn cùng vợ là Trần Phu Nhân, trông coi và mở rộng thêm. Chùa thờ Phật. Trong chùa còn fu hệ thống tượng phật. Trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn cao 1m43, tượng Trúc Lam Tam Tổ tức là Trần Nhân Tông, tượng nhà sư Huyền Quang, tượng Trần Nguyên Đán và các bà vợ. Trước đây còn có tượng Nguyễn Trãi và Trần Phu nhân nhưng đã bị phá năm 1954.
Dulichgo

Trong chùa hiện còn nhiều di vật có giá trị như 8 bia thời Trần và Lê.
Một bia bốn mặt niên hiệu Thiệu Phong thứ 18 (1397)
Một bia có 3 chữ “Thanh Hư động” thời Long Khanh (1373-1377) năm Hoằng Định thứ 4 (1603).
Một bia niên hiệu Hoàng Định thứ 14 (1633) – vua Lê Thế Tông
Một bia niên hiệu Thịnh Đức nguyên niên (1653) – vua Lê Thần Tông
Một bia niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 7 (1712) – vua Lê Dụ Tông.
Mộtbia niên hiệu Bảo Thái thứ 2 (1721) vua Lê Dụ Tông.
Một bia niên hiệu Vĩnh Hậu thứ 4 (1738) – vua Lê Y Tông.

Chùa Côn Sơn là một di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng.

Theo Vuonhoaphatgiao.com, Mytour
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468