(TH) – Đèo Đắk Nuê (hay còn gọi là đèo Đoàn Kết) nối liền hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, nhiều năm qua đã chứng kiến sự đổi thay của các dân tộc Mông, M’nông Gar, M’nông Kuênh, Êđê sinh sống quanh cung đèo…
Đắk Nuê là một xã của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Xã được tách ra từ xã Đắk Phơi năm 1976. Xã này cách thị trấn Liên Sơn 6 km theo hướng về Buôn Mê Thuột. Quốc lộ 27 chạy qua xã. Dân cư trong xã gồm người Ê Đê, người M’Nông, người Kinh, Tày, Mông, Nùng, và một số người dân tộc phía Bắc di cư.
Từ huyện Lắk, cung đường đèo Đắk Nuê nối liền sang địa phận tỉnh Lâm Đồng, các phượt thủ sẽ phải trải qua nhiều đoạn đường đèo nguy hiểm. Khó có thể so sánh với đèo Pha Đin, Khau Phạ… ở các tỉnh phía Bắc hay đèo Cả, đèo Hải Vân ở miền Trung, nhưng độ khó của đèo Đắk Nuê cũng không hề đơn giản.
Dulichgo
Đoạn đường này khá vắng, đường đẹp với một bên là núi đá, một bên là những thung lũng xanh mướt nằm hun hút bên dưới. Đèo Đắk Nuê cũng có không ít những khúc vòng cua tay áo hay gấp khúc đầy bất ngờ. Một phần vì mải mê ngắm phong cảnh bên dưới và hai bên đường quá đẹp khiến bạn mất tập trung.
Con đèo ấy không hiểm trở mà như một sợi dây khổng lồ kết nối 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng. Có lẽ đó là con đèo độc đáo nhất ở Nam Tây Nguyên. Độc đáo, chẳng phải vì nó ẩn chứa nhiều điều kỳ bí mà bởi những ân tình, những đổi thay, nếp sống của bao phận người. Đó là đèo Đắk Nuê hay còn gọi là đèo Đoàn Kết.
Cuộc “cách mạng” lúa rẫy và bò nhốt chuồng
Những tộc người Mông, M’nông Gar, M’nông Kuênh và Êđê ở đây có đời sống hết sức phong phú. Xưa, cả vùng đất còn chìm trong nghèo nàn, lạc hậu. Gần trọn đời sống trên lưng chừng đèo Đắk Nuê, già làng Sùng A Lanh chiêm nghiệm: Phận người cũng như phận đèo vậy, cứ đổi thay theo nhau.
Trước đây, phần lớn là rừng rậm và đường mòn, nhiều vách núi còn hiểm trở. Việc sống nhờ đi rừng kiếm những chiếc lá, cái quả… Nước uống thì múc ngay dưới những con sông tự nhiên. Để phong phú thêm cho nguồn sống họ đi hái những thứ hoang dại, bẫy con nhím, bắt con sóc, con heo rừng nơi mặt đất. Tất cả mọi thứ đều có từ tự nhiên, sinh ra và mọc lên từ tự nhiên.
< Đàn bò của các hộ dân quanh cung đèo Đắk Nuê.
Dulichgo
Cái ân sủng tự nhiên ấy chẳng thể kéo dài được mãi khi thủy điện ồ ạt phát triển, rừng thu hẹp dần. Những người dân trên cung đèo này vật lộn với cuộc “cách mạng” mới đó là trồng lúa rẫy. Già O’Manh kể: Mới cách đây độ 10 năm, lần đầu tiên học cách trồng lúa rẫy, ngượng lắm. Tất cả công nghệ đều khác, từ lúc sinh ra đến giờ không ai nghĩ đến có ngày tự tay mình trồng lên cây lúa, để lấy hạt gạo ăn như những người miền xuôi. Niềm bỡ ngỡ ấy từng bước được hóa giải cho tất thảy người dân sống dọc con đèo. Nhà nhà trồng lúa rẫy; như trẻ con học đánh vần, họ tập tành gieo hạt, bón phân, vạch con mương lấy nước… chẳng mấy chốc một màu xanh bạt ngàn trải ra, niềm khát khao và hy vọng trỗi dậy.
O’Manh tâm sự thêm: Hai bên đèo các cộng đồng dân tộc của Đắk Lắk sang Lâm Đồng trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Bây giờ không còn ai đói nữa rồi. Không chỉ có lúa rẫy mà người dân trên cung đèo này còn biết nuôi bò nhốt chuồng.
“Bây giờ mình cũng biết phòng bệnh cho bò, biết nuôi chuyên nghiệp như người Kinh rồi, thích lắm, bò ít bệnh” – O’Hùng chia sẻ. Trước đây cứ nghĩ phải bám vào thiên nhiên để lấy những sản vật tự nhiên mới có thể sống được. Giờ, nhìn đâu cũng thấy bò, từ phía xa xa cho đến ngay trước mặt, từ buôn này qua buôn kia nên ấm no, sung túc luôn hiện hữu.
Xóa bỏ khúc mắc
Ngoài những người bản địa thì trên cung đèo này còn có nhiều người từ các địa phương khác đến. Cuộc di cư của bà con vào vùng đất này cũng thật nhọc nhằn. Ban đầu có một tốp người vào trước. Tiếp sau đó lại có thêm một tốp nữa. Họ bắt đầu xảy ra mâu thuẫn từ hai phía đầu đèo, một phía là cộng đồng các buôn của xã Đắk Nuê (huyện Lắk, Đắk Lắk), một phía đèo là cộng đồng các buôn của xã Krông Nô (huyện Đam Rông, Lâm Đồng).
Dulichgo
Có lúc, cuộc sống của cả hai bên căng thẳng cho đến ngày Sùng A Tin vượt qua những quy định dẫn A Ning từ Krông Nô về Đắk Nuê giới thiệu với gia đình mình và anh tuyên bố sẽ cưới A Ning làm vợ. Tất cả ngỡ ngàng và sửng sốt.
< Giao lưu văn nghệ tăng tình đoàn kết giữa các dân tộc trong dịp lễ.
Ngày đó O’Minh Tuyên là một trong những già làng uy tín ở Đắk Nuê, lời nói của ông nặng tựa ngàn cân. Ông ngăn cản nhưng sự kiên trì cũng như lòng thương mến của hai thanh niên này cứ lớn dần theo những đêm trăng khiến cho một ngày cả hai bên đều không ngăn cản được.
Cũng từ đó những cuộc qua lại giữa hai đầu đèo bắt đầu xích lại gần nhau hơn. Những người bảo thủ như ông Tuyên cuối cùng cũng đành bấm bụng mà thốt lên “có lẽ mình đã sai”.
Văn hóa như có chất kết dính đồng bào mình lại với nhau. Những cuộc giao lưu văn nghệ quần chúng, những lần trao đổi dụng cụ âm nhạc tự chế tác của cộng đồng dân tộc mình với nhau đã làm cho các buôn dọc cung đèo như đang sống chung trong một ngôi nhà lớn vậy”- ông Sùng Hạnh bộc bạch.
Theo cộng đồng các dân tộc nơi đây thì hai dụng cụ âm nhạc được họ yêu thích nhất đó là Kèn và Chiêng. Mà, thanh âm từ tiếng chiêng và tiếng kèm là thứ âm thanh “thiêng”, do đó nó chỉ vang lên, có ý nghĩa, đọng lại, khi được đánh giữa không gian thiêng – đó là không gian buôn làng. Khi mà ngọn lửa đã thổi bùng lên trước sân nhà cộng đồng, những ché rượu lên men nồng nàn. Những bàn tay siết chắt cùng nhau theo những điệu múa.
Vươn đến văn minh
Những ngày tháng 8 này về cung đèo Đắk Nuê đâu đâu cũng sôi nổi không khí tăng cường lao động sản xuất. Họ tất bật làm việc để đến ngày Quốc khánh 2-9 lại cùng nhau ôn lại những kỷ niệm.Dulichgo
Anh Y Ban ở xã Krông Nô kể: Năm nào cũng vậy cứ đến các dịp lễ lớn như ngày 2-9 hay ngày 22-12 chúng tôi lại tụ về các buôn ở hai bên đèo để giao lưu. Đó là những dịp để tỏ tường nhau hơn, cùng hứa hẹn thi đua làm giàu với nhau.
Phía xã Đắk Nuê những ngày này, Hội Phụ nữ xã cũng đang tích cực với phong trào “5 không 3 sạch”; Đoàn Thanh niên với phong trào “thanh niên xung kích đi đầu trong việc bảo vệ môi trường”, hay phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tất cả các phong trào “phủ sóng” đến tận các buôn sâu.
Theo UBND xã cho biết: Tính đến thời điểm này, xã Đắk Nuê đã hoàn thành được 6/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, gồm: tiêu chí số 1 về quy hoạch; tiêu chí số 3 về thủy lợi; số 8 về bưu điện; số 15 về y tế; số 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; số 19 về an ninh trật tự xã hội.
Phong trào cùng nhau bảo vệ an ninh, nhất là mỗi dịp lễ, Tết cũng được những người dân trong các buôn phối hợp thực hiện tốt. Ông Y Hùng ở Krông Nô bảo, bây giờ người dân hai bên cung đèo này đoàn kết lắm.
Dulichgo
Thỉnh thoảng nhiều kẻ xấu lợi dụng cái bụng của đồng bào mình nên hay len lỏi vào làm việc xấu lắm nên chúng tôi, từ khi kết chặt lại thành một khối đã ngầm thỏa ước với nhau; nếu ai thấy kẻ xấu vào rủ rê mà không bắt lại hoặc báo ngay cho dân buôn biết thì sẽ bị phạt. Ai đó mà theo kẻ xấu để hại những người trong buôn cũng bị phạt. Người bên kia đèo thấy kẻ xấu bên này đèo chạy qua cũng phải bắt lại. Những nét riêng này càng khiến cho cuộc sống trên cung đèo trở nên ý nghĩa hơn.
Người Miền Trung ! tổng hợp từ nhiều nguồn
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.