RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Đăng Khoa xin visa thế nào để đi vòng quanh thế giới?

Advertisement

(TTO) – Chuyến đi để đời của Trần Đặng Đăng Khoa phi thường tới nỗi nhiều người đặt câu hỏi: “Làm sao xin visa cho cả người và xe qua từng ấy nước?”

< Đăng Khoa có thể sẽ trở thành người Việt đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe máy.

Sự tò mò, thậm chí nghi hoặc về tính hợp pháp của chuyến đi, chỉ là với những ai mới biết tới Khoa. Những người quen biết và theo dõi Khoa qua Facebook suốt thời gian qua thì không lạ gì quá trình chuẩn bị kỹ càng của Khoa, đặc biệt là việc xin visa tới từng nước trong lộ trình.

+ “Nghề du lịch” cũng có deadline

< Trước khi đi, Khoa chụp lại tất cả giấy tờ và gửi vào email hoặc backup lên drive, dropbox.
Dulichgo
Trong những dòng tâm sự dọc hành trình, Khoa viết: “Nghề đi du lịch đôi khi cũng bị stress nhiều lắm, cũng lo deadline, cũng phải chịu rủi ro nghề nghiệp nhất định”.

< Khi có đầy đủ visa cùng giấy thông hành xe máy quốc tế, các thủ tục cho chiếc xe máy biển 63 trở nên rất nhanh gọn. Ảnh chụp tại Bulgaria.

Xin visa nước ngoài vốn đã không đơn giản, xin được cả visa và giấy thông hành xe máy quốc tế đi vòng quanh thế giới là điều khó khăn gấp nhiều lần. Chỉ cần chậm một chút thôi là ôm về một “trời đau khổ”, vuột mất cơ hội khám phá vùng đất trong mơ.

Chính vì deadline (thời hạn hiệu lực thị thực) mà Khoa quyết định xin visa kiểu “cuốn chiếu” để đảm bảo hành trình diễn ra suôn sẻ. Khoa xin visa Iran khi đã tới Pakistan, xin visa Argentina và một số nước Nam Mỹ lúc dừng chân tại Pháp và tận dụng một số nước cho phép đăng ký visa online.

Chàng trai gốc Tiền Giang còn học hỏi kinh nghiệm từ một số người bạn dọc đường sao cho thuận lợi, dễ dàng nhất.

+ 2 năm chuẩn bị giấy tờ, hai tháng đua thủ tục

Chàng trai 30 tuổi đã dành 20 năm cuộc đời để nuôi dưỡng ước mơ, và có những bước “chạy đề pa” cho hành trình này. Đó là những chuyến đi ngắn quanh Việt Nam, hay chuyến đi vòng 7 nước Đông Nam Á trong 21 ngày vào dịp tết Nguyên Đán năm 2015.


< Trần Đặng Đăng Khoa tại đại sứ quán Việt Nam ở Pakistan, chụp ảnh kỷ niệm cùng vợ chồng đại sứ.
Dulichgo
Tích lũy vốn kinh nghiệm “đủ dùng”, khả năng giao tiếp tiếng Anh khá tốt và có nhiều bạn bè là dân du lịch ở nhiều nước, Khoa cho rằng vấn đề khó nhất trong hành trình anh dự tính là chuyện xin visa và giấy thông hành xe máy quốc tế (Carnet De Passage).

Vì Việt Nam không cấp phép loại giấy tờ này, Khoa phải đi “gõ cửa” nhà chức trách Malaysia, nhờ giúp đỡ và nhận được sự đồng ý trước Tết Nguyên Đán 2017. Hai tháng sau đó là khoảng thời gian anh vắt chân lên cổ để xin visa nhập cảnh nhiều nước.

< Cuộc hội ngộ của 2 người Việt tại quán phở Việt Nam giữa lòng thành phố Kathmandu (Nepal) làm Khoa như nhìn thấy cả Việt Nam nơi xứ người.

Về giấy thông hành tới châu Âu, vì có công ty cũ hỗ trợ nên Khoa không gặp nhiều khó khăn để có được visa xuất nhập cảnh nhiều lần trong 2 năm.

Khoa xin trực tiếp visa Ấn Độ tại tổng lãnh sự quán nước này ở Việt Nam. Hồ sơ của anh không có vé máy bay hay đặt phòng khách sạn trước, nhưng bằng kế hoạch chi tiết và lòng quyết tâm, anh không mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng ý.

< Cảnh sắc trên đường Pokara (Nepal) đèo và dốc cao, rất giống đường từ Hà Giang đi Cao Bằng qua Thông Nông.

Visa Pakistan cũng được tham tán nước này hỗ trợ nhiệt tình. Một số nước châu Á như Iran, Azerbaijan, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ… cho phép đăng ký thị thực điện tử. Riêng Azerbaijan và Georgia cho làm e-visa trong 3 ngày, với giá 20 USD và phí.
Dulichgo
Khoa cho rằng vốn tiếng Anh là yếu tố cực kì quan trọng. Anh viết: “Muốn xin visa một nước ít du khách, phải viết mail đàng hoàng hoặc đơn xin visa chỉn chu, lịch sự, thể hiện rõ mình muốn gì, gặp trở ngại gì để thuyết phục đại sứ quán, lãnh sự quán giúp đỡ”.

< Ngày cuối cùng ở Iran, Khoa được đi xem múa rối nước Việt Nam. Chương trình do đại sứ quán Việt Nam tại Iran tổ chức để mừng Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Iran.

Thông thạo tiếng Anh còn giúp Khoa học hỏi được kinh nghiệm từ nhiều trang web, blog của những bạn bè quốc tế đi trước.

+ Xin visa cuốn chiếu và mẹo từ bạn đường

Với những nước có thời hạn thị thực không quá dài và không cho gia hạn, Trần Đặng Đăng Khoa coi việc xin cuốn chiếu là cách tối ưu. Tất nhiên, cách này cũng có thể phát sinh vấn đề khi anh từng mất khá nhiều thời gian và “nhức đầu” với việc xin visa từ Pakistan sang Iran.

< Cuộc gặp gỡ tình cờ với ca sĩ Hồ Quang Hiếu ở tận đất nước Georgia xa xôi.

Theo Đăng Khoa, visa Schengen quả thật rất quyền lực, vì là giấy thông hành đi được khoảng 40 nước thuộc châu Âu. Ngày nhập cảnh vào Georgia, Khoa kể: “Cầm visa Schengen, mình vui sướng vô cùng, chỉ đóng dấu cái rụp, khỏi cần visa gì ráo”.
Dulichgo
Nhiều nước Balkan miễn visa nếu du khách có visa Schengen. Đăng Khoa được xác nhận điều này khi đã tới Hy Lạp, vì vậy anh quyết định không tới Italy ngay như kế hoạch, mà bẻ cung đi qua Albania, Macedonia, Kosovo, Montenegro, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Slovenia rồi mới qua Italy.

< Dừng chân ở Thụy Sĩ, Khoa không quên lên chuyến tàu vượt đèo Furka trên dãy Alps, đi tìm lại mấy đầu máy tàu đường sắt răng cưa Đà Lạt – Phan Rang huyền thoại được Việt Nam bán cho Thụy Sĩ năm 1979. “Ở nơi xa xôi bỗng dưng thấy chữ tiếng Việt”!

Ngoài ra, Trần Đặng Đăng Khoa gợi ý các “con bọ du lịch” khi ra nước ngoài nên tra thông tin của đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Đăng Khoa cho biết ở chặng kế tiếp, anh không phải xin visa vào Chile, vì công dân Việt Nam được miễn thị thực 90 ngày từ tháng 8-2017, tương tự với Ecuador, Panama và một số nước Trung Mỹ. Anh sẽ xin visa Argentina, Peru, Australia từ Chile.


< Anh so sánh những con đường đèo này giống đoạn từ Mường Tè đi Mường Lay ở Lai Châu.

Trần Đặng Đăng Khoa cũng dự định có buổi trao đổi trực tuyến (livestream) trên trang cá nhân để trực tiếp giải đáp thắc mắc của cộng đồng về vấn đề này.
So với phượt thủ phương Tây, người Việt gặp nhiều trở ngại hơn nếu muốn đi du lịch nhiều nước.

< Vùng đất cách Paris gần 300km này làm Khoa nhớ ngay đến Đà Lạt.
Dulichgo
Từ thực tế của bản thân, Khoa kết luận: “Họ đi được thì mình cũng đi được, cần nhiều nỗ lực và chuẩn bị cũng phức tạp hơn, nhưng không có nghĩa là không thể. Hãy theo đuổi và chiến đấu cho giấc mơ của mình và những gì mình tin là đúng đắn. Đừng bỏ cuộc, vì mình chỉ sống một lần mà thôi”.

Với hành trình Sài Gòn – Paris dài 20.000km hoàn thành sau 150 ngày, Trần Đặng Đăng Khoa đã sử dụng 500 lít xăng, 25 chai nhớt, 1 cặp vỏ xe khi đi qua 23 quốc gia. Nhưng đây mới chỉ là “chương 1”, Theo kế hoạch, Khoa sẽ ở lại Pháp vài ngày rồi tới các nước Bắc Âu, sang Nam Mỹ, Trung Mỹ (có thể cả Bắc Mỹ), sang Australia, về Đông Nam Á và trở lại Việt Nam trong một năm nữa.

Chàng trai Việt đi xe máy khắp thế gian

Theo Hạo Du (Tuổi Trẻ)
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468