RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ MINH HỌA BÌNH ĐỊNH 1 – 2018

Advertisement

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH        KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Nhóm trường: Quốc Học (Nguyễn Công Tín)                        Bài thi môn: Ngữ văn
Hùng Vương (Trần Thị Hồng Thư)                              Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề)      
Tuy Phước 3 (Trần Thanh Tuấn)
An Lão (Châu Thị Thúy)
DTNT Vân Canh (Lê Thị Ái Liên)               
I Mục tiêu:
 – Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn ngữ văn THPT.
 – Đề kiểm tra bao gồm những nội dung kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình ngữ văn 11,12 theo 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra:  tự luận.
II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
III.Thiết lập ma trận:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
Nội dung
1.  Đọc – hiểu
– Ngữ liệu 01 văn bản nhật dụng
– Nội dung: đề cập những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa trong đời sống
 Nhận diện phong cách ngôn ngữ
Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản
Vận dụng sự hiểu biết về văn bản để bày tỏ quan điểm của bản thân
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm:0,5
5%
Số câu:2
Số điểm: 1,5
15%
Số câu :1
Số điểm:1
10%
Số câu: 4
Số điểm: 3 
    30%
2: Làm văn
Nghị luận xã hội:
Viết đoan văn 200 chữ
 Viết môt đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội được nêu ra ở phần đọc hiểu
Số câu: 1
Số điểm: 2 
    20%
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Nghị luận văn hoc:
Vận dụng những kiến thức về tác giả tác phẩm, kết hợp các thao tác nghị luận và các phương thức biêu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ%
Số câu :1
Số điểm:5
50%
Số câu : 1
Số điểm: 5
50%
Tổng cộng
Số điểm:0,5
5%
Số điểm: 1,5
15%
Số điểm: 8,0
80%
 Số điểm: 10 
100%
IV. Đề minh họa
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
            Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:  
“Chỉ còn hơn một tháng nữa là con sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia, con biết kỳ thi này sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời con. Tuy mẹ không nói ra nhưng con biết từ sâu thẳm trong lòng mẹ mong con sẽ có kết quả thật tốt để được một tấm vé vào trường Đại học Ngoại thương.
Mẹ luôn nói với con rằng, phải học thật giỏi, phải đỗ đại học thì sau này mới có công việc ổn định, mới có thể sống thật tốt và làm chủ cuộc đời mình. Nhưng mẹ ơi, theo thống kê mỗi năm có hàng trăm nghìn cử nhân ra trường và thất nghiệp chỉ vì “thừa thầy thiếu thợ”. Mẹ à, bằng cấp giống như một tấm vé để chúng ta bước lên một hòn đảo hoang nhưng có tồn tại được trên hòn đảo ấy không thì phải do năng lực và trí tuệ đúng không mẹ. Cuộc đời cũng vậy mẹ nhỉ? Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. 
Trở thành một nhà đối ngoại kinh tế là ước mơ mà mẹ định hướng cho con và cũng là niềm tự hào của mẹ. Con biết khi con nói ra điều này mẹ sẽ sốc lắm. Thế nhưng mẹ ơi, mẹ nghĩ sao nếu con không nộp hồ sơ vào trường Đại học Ngoại thương như mẹ mong muốn mà con chọn học một trường nghề? Mẹ sẽ thất vọng vì con đúng không ạ? Chắc chắn là thế rồi bởi vì mẹ hy vọng ở con nhiều thế cơ mà. Con sẽ học nghề thay vì học đại học được không mẹ? Con muốn trở thành một người thợ lành nghề. Con thấy rằng, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về người thợ lành nghề càng cao. Trong khi mọi người chỉ đổ xô đi học đại học, lượng người đi học nghề rất ít. Thành một người thợ có lẽ cuộc sống sẽ vất vả hơn nhưng ít nhất con biết mình sẽ không thất nghiệp. Con sẽ tự lo cuộc sống của con và những người con yêu thương mẹ ạ. Con sẽ phấn đấu và nỗ lực để có những thành công của riêng con và không làm mẹ thất vọng. Và đương nhiên con vẫn là đứa con ngoan của mẹ.
Con muốn tự mình quyết định tương lai và cuộc đời mình. Con muốn làm một người thợ nghề thành công thực sự chứ không muốn thành một nhà đối ngoại trong mộng tưởng. Mong mẹ hãy ủng hộ con!”
(Trích Thư gửi mẹ – Lời tâm sự của đứa con trước kỳ thi THPT quốc gia – Báo Infonet)
                                                                                                
Câu 1. (0,5 điểm)  Xác định phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao người mẹ luôn mong muốn con mình phải vào được đại học?
Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích cụm từ “thừa thầy thiếu thợ”, tại sao nghịch lí đó lại diễn ra trong cuộc sống hiện nay?
Câu 4. (1,0 điểm) Anh/ chị có cùng quan điểm với người con qua câu nói: Con muốn tự mình quyết định tương lai và cuộc đời mình? Vì sao?
                                                            
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. 
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Câu 2. (5,0 điểm)       
Có ý kiến cho rằng: Kim Lân là cây bút tiêu biểu có những khám phá về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt , (Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo Dục 2016) để làm sáng tỏ ý kiên trên.  Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong tác  phẩm Chí Phèo – Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo Dục 2016) để thấy được sự gặp nhau ở tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
                                                 —————-Hết—————–
                                                                                       
V. Đáp án
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên: Sinh hoạt
0,5
2
Vì sao người mẹ luôn mong muốn con mình phải vào được đại học: vì mẹ yêu thương con, mong con đỗ đại học thì sau này mới có công việc ổn định, mới có thể sống thật tốt và làm chủ cuộc đời mình.
0,5
3
– Giải thích cụm từ “thừa thầy thiếu thợ”:
+ Thừa thầy: là thừa lớp người được đào tạo có kiến thức, kinh nghiệm, truyền dạy cơ bản lí thuyết – lớp người lao động trí óc.
+ Thiếu thợ: là thiếu lớp người được đào tạo cơ bản thực hành – lớp người lao động chân tay.
– Tại vì:
+ Hiện nay, đa số mọi người đổ xô đi học đại học, ai cũng nghĩ học đại học sẽ dễ tìm việc làm nhẹ nhàng nhưng có thu nhập cao.
+ Người đi học nghề rất ít, học nghề cơ hội việc làm không nhiều, làm việc nặng nhọc thu nhập không được cao. 
(Học sinh có thể có cách giải thích khác, miễn sao hợp lí, thuyết phục)
0,5
0,5
4
HS có thể chọn nhiều cách trả lời sao cho thuyết phục, tuy nhiên hướng trả lời phù hợp là:
– Cùng quan điểm với người con.
– Vì:  
+ Người con có bản lĩnh, đủ tuổi trưởng thành để tự quyết định cuộc đời của mình.
+ Đây là một người con rất yêu thương mẹ và có những nhìn nhận thấu đáo về thực tế cuộc sống.
0,5
0,5
II
1
LÀM VĂN
Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. 
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
2,0
* Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng 01 đoạn văn nghị luận xã hội, khoảng 200 chữ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể nêu ý kiến của mình theo nhiều cách khác nhau, miễn ý kiến đó có sức thuyết phục, sau đây là một vài gợi ý:
– Nêu luận điểm chính của đoạn văn: chọn nghề phù hợp, vững chắc cho tương lai.
– Triển khai luận điểm:
+ Nghề nghiệp là công việc gắn với cuộc đời của mỗi người. Vì vậy lựa chọn nghề là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên (học sinh), nó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi người.
+ Nếu lựa chọn đúng sẽ có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Nếu lựa chọn sai là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. Vì vậy cần chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này.
+ Còn nhiều bạn trẻ chọn nghề theo xu hướng thời thượng; chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình; chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội;… Vì thế dẫn đến hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, phải làm trái nghề…
– Kết thúc:
Mỗi bạn trẻ cần có ý thức, suy nghĩ nghiêm túc khi chọn nghề. Nhà nước cần có những định hướng, giải pháp hợp lí để đáp ứng nhu cầu thực tế.
0,25
1,0
0,25
2
          Có ý kiến cho rằng: Kim Lân là  cây bút tiêu biểu có những khám phá về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Anh/ chị hãy phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt , (Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo Dục 2016) để làm sáng tỏ ý kiên trên.  Từ đó liên hệ với nhận vật Chí Phèo trong tác  phẩm Chí Phèo -Nam Cao ( Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo Dục 2016) để thấy được sự gặp nhau ở tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
5,0
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt suôn sẻ không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
0,5
* Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng phải làm rõ một số ý sau:
1. Giới thiệu chung:
– Giới thiệu về tác giả Kim Lân, Nam Cao
– Giới thiệu ý kiến và 2 nhân vật trong hai tác phẩm.
2. Cụ thể:
a. Giải thích ý kiến
+ Kim Lân là cây bút truyện ngắn tiêu biểu đã phát hiện ra tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nghèo, đói nhưng ở họ vẫn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
b. Phân tích, bình luận:
* Khám phá riêng của Kim Lân về người nông dân qua nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” :
+ Thân phận nghèo khó của Tràng (dân ngụ cư, nghèo túng không lấy nổi vợ, câu chuyện nhặt được vợ của Tràng và cảnh rước nàng dâu  đã phơi bày tất cả sự nghèo đói và tình trạng thê thảm của thân phận con người). Cảnh ngộ của Tràng cũng là tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
+ Vẻ đẹp của Tràng : ++ nhân hậu, thương người ( cưu mang, đón nhận Thị về làm vợ)
                           ++ khát khao hạnh phúc gia đình ( “nhặt” Thị về làm vợ, sự thay đổi ở Tràng trong buổi sáng hôm sau…)
                           ++  lạc quan, hướng về tương lai ( sự thay đổi của Tràng sau khi có vợ, hiểu rõ hơn về hình ảnh đoàn người cướp kho thóc của Nhật, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng kết thúc tác phẩm)
*Liên hệ với nhân vật Chí Phèo của Nam Cao trong “Chí Phèo”
+ Sơ lược vài nét về nhân vật Chí Phèo: số phận, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, cái chết đầy bi kịch.
+ Qua “Chí Phèo”, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận người dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá.
*Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn :
Hai nhà văn đã gặp nhau ở giá trị văn chương chân chính: tư tưởng nhân đạo.
+ Tấm lòng yêu thương và sự đồng cảm với số phận của người nông dân.
+ Phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong những hoàn cảnh khổ cực, bi thảm.
+ Tố cáo, lên án mạnh mẽ xã hội đương thời.
-> Kim Lân và Nam Cao là những cây bút tiêu biểu viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
3. Đánh giá:
– Kim Lân  và Nam Cao là những cây bút tiêu biểu viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Với “Chí Phèo”, “Vợ nhặt” – tự những tác phẩm ấy đã nói lên giá trị của mình và với những giá trị đó, nó xứng đáng vào hàng ngũ những tác phẩm thành công nhất của văn học thời kì trước Cách mạng.
– Sự gặp của hai nhà văn chứng minh nhân đạo là một nội dung xuyên suốt trong văn học Việt Nam.
* Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5
3,0
0,5
0,5
        
           
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468