RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ MINH HỌA BÌNH ĐỊNH 7 – 2018

Advertisement

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
NHÓM TRƯỜNG: XUAN DIỆU, PHÙ CÁT II, AN NHƠN III,HÒA BÌNH,
TT. TUY PHƯỚC
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THAM KHẢO
( Thời gian: 120 phút)
Phần I. Đọc hiểu (3,0điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 -Ông ơi, cuộc sống là gì? – Một cậu bé da đỏ hỏi ông mình.
-Ông cảm thấy cuộc sống như hai con sói đang đánh nhau, một con thì hung dữ, đầy thù hận, còn một con thì tràn ngập lòng yêu thương, vị tha. – Người ông trả lời.
-Thế con sói nào sẽ chiến thắng hả ông? – Đứa cháu ngây thơ hỏi.
-À, điều này còn tùy vào chúng ta muốn con nào thắng, cháu ạ! – Người ông chậm rãi đáp.
Câu chuyện trên hé mở cho chúng ta thấy một quy luật bất biến của vũ trụ, một quy luật có khả năng thay đổi cuộc đời của mỗi chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên những gì mình nghĩ.
Nói một cách đơn giản, nếu chúng ta suy nghĩ tích cực, thì những điều tốt đẹp của cuộc sống cũng đến với chúng ta. Ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực chỉ đem lại cho chúng ta những điều không mong đợi. Hãy hình dung ý nghĩ như những hạt giống được gieo trong tâm hồn. Hạt giống tốt sẽ đem về những vụ mùa bội thu, hạt giống xấu chỉ cho quả đắng. Đúng như những gì trong quyển “The power of Positive Thinking” (Quyền năng của suy nghĩ tích cực), tiến sĩ Norman Vincent Peale đã viết: “Hãy kì vọng, chứ đừng hoài nghi. Vì sự kì vọng sẽ giúp bạn vượt qua bất kì khó khăn, trở ngại nào. Còn sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi”.
Do đó, mỗi người trong chúng ta đều có thể tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của mình. Biết bắt tay vào thực hiện những công việc được coi là tốt nhất dành cho mình tức là bạn đang gửi một thông điệp rằng bạn không những biết quý trọng bản thân mà bạn còn mến yêu cuộc đời này biết bao. Với cuộc sống và với cá nhân bạn, không có điều gì là không thể. Bạn hãy tin vào điều đó!
                    (Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 05)
 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy hình dung ý nghĩ như những hạt giống được gieo trong tâm hồn. Hạt giống tốt sẽ đem về những vụ mùa bội thu, hạt giống xấu chỉ cho quả đắng?
            3. Theo văn bản,thế nào là suy nghĩ tích cực, thế nào là suy nghĩ tiêu cực?
4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản.
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (2,0 đim)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói của tiến sĩ Norman Vincent Peale: “Hãy k vọng, chứ đừng hoài nghi. Vì sự kvọng sẽ giúp bạn vượt qua bất k khó khăn, trở ngại nào. Còn sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi” được dẫn ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 đim)
                                       Cuộc đời tuy dài thế
                                       Năm tháng vẫn đi qua
                                       Như biển kia dẫu rộng
                                       Mây vẫn bay về xa
                           Làm sao được tan ra
                           Thành trăm con sóng nhỏ
                           Giữa biển lớn tình yêu
                           Để ngàn năm còn vỗ.
(Xuân Quỳnh- Sóng)
Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm,
cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Xuân Diệu -Vội vàng
           để nhận xét về khát vọng của mỗi nhà thơ.
———–HẾT———-
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: nghị luận
0.5
2
Biện pháp tu từ trong câu  “ý nghĩ  nhưnhững hạt giống được gieo trong tâm hồn” là biện pháp so sánh; biện pháp đó cótác dụng làm cho nhận định về tầm quan trọng của ý nghĩ có hình ảnh cụ thể. Qua đó, người đọc hình dung rõ hơn tác dụng của ý nghĩ tốt và hậu quả của ý nghĩ xấu.
1.0
3
Cách hiểu vềsuy nghĩ tích cực, suy nghĩ tiêu cực trong văn bản:
Suy nghĩ tích cực: là suy nghĩ theo chiều hướng tốt làm cho con người lạc quan, vui vẻ; theo đó những điều tốt đẹp sẽ đến.
– Suy nghĩ tiêu cực:là suy nghĩ theo chiều hướng xấu làm cho con người bất an, lo lắng, chỉ nhận được những điều bất lợi.
0.5
4
Học sinh có thể trình bày thông điệp tâm đắc nhấttheo ý riêng. Yêu cầu chung là phải xuất phát từ văn bản, diễn đạt gọn rõ, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
1.0
II
Làm văn
1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa câu nói của tiến sĩ Norman Vincent Peale: “Hãy k vọng, chứ đừng hoài nghi. Vì sự k vọng sẽ giúp bạn vượt qua bất k khó khăn, trở ngại nào. Còn sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi”.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
 ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự kỳ vọng trong cuộc sống của con người.
0.25
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là phương thức nghị luận; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan; nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
    – Giải thích: kì vọng tin tưởng, hi vọng vào người nào đó làm được điều tốt đẹp cao hơn mức bình thường; hoài nghi là không tin hẳn, ở mức cao hơn có thể dẫn tới nghi ngờ, phủ định.
      Thực chất câu nói là chỉ ra lợi ích của sự kì vọng và hậu quả của sự hoài nghi.
    -Phân tích, chứng minh
     + Tại sao sự k vọng sẽ giúp bạn vượt qua bất kỳ khó khăn, trở ngại nào?
     ++ Nhờ có sự kì vọng, con người dám đề  ra mục đích của cuộc đời, từ đó động lực để phấn đấu;
     ++ Kì vọng sẽ nâng cao ý chí, nghị lực, tự tin, bản lĩnh sống để vươn đến thành công.
     + Tại sao sự hoài nghi sẽ chỉ ngăn trở bạn mà thôi?
     ++ Vì sự hoài nghi sẽ tạo ra tâm lí bất an, luôn nghi hoặc hoặc ngờ vực trước mọi điều xảy ra;
     ++ Sống trong hoài nghi, con người bị xói mòn niềm tin, nhất là không tin rằng chính mình, cộng sự của mình. Vì thế, dẫn đến tâm lí ngại khó, ngại khổ, ngại gặp trở lực,…dễ dẫn đến chấp nhận rút lui, đầu hàng hoàn cảnh.
     + Bàn bạc mở rộng: Sự kì vọng phải dựa trên cơ sở thực tế, không để kì vọng thành ảo vọng. Cần phê phán những người sống trong vòng luẩn quẩn nghi ngờ không có căn cứ,…
c.3. Câu kết đoạn: Đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Tuổi trẻ cần sống đẹp, sống có lí tưởng, biết kì vọng vào tương lai của mình để học tập, trau dồi đạo đức, nhân cách, chuẩn bị hành trang để vào đời.
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 02 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
0,25
2
Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Từ đó, liên hệ với đoạn thơ trong Vội vàng ( Xuân Diệu) để nhận xét về khát vọng của mỗi nhà thơ.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
             Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Liên hệ với đoạn thơ trong Vội vàng ( Xuân Diệu) để nhận xét về khát vọng của mỗi nhà thơ.
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa phân tích nội dung và nghệ thuật. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
* Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”
Xuân Quỳnh là một gương mặt đặc sắc trong lĩnh vực thơ tình.  Thơ chị luôn đằm thắm dịu dàng, thể hiện niềm khát khao hạnh phúc đời thường và mong gắn bó hết mình với cuộc sống.
– “Sóng” là một trong số những bài thơ tình “đi cùng năm tháng” vừanồng nàn, táo bạo, thiết tha, say đắm vừa dịu dàng, nữ tính. Đặc biệt, đoạn thơ:
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
…………………………….
Để ngàn năm còn vỗ”
* Nêu ý liên hệ:
Nếu bài thơ ‘Sóng” là tiếng lòng của một phụ nữ đang yêu thì “Vội vàng” là những đợt sóng dâng trào của nỗi đam mê, khát khao hạnh phúc tuổi xuân của một chàng trai trẻ “khát khao giao cảm với đời”- Xuân Diệu. Hai tác phẩm là hai bông hoa đẹp của vườn thơ tình yêu tuổi trẻ Việt Nam hiện đại.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát sơ lược về tác phẩm và đoạn thơ cần cảm nhận: 0.25 đ
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Sóng sáng tác cuối năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng biển Diêm Điền, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) .Bài thơ gồm 9 khổ, trong tư thế đối diện với sóng biển, nhân vật trữ cảm nhận các trạng thái của tình yêu và khát vọng thủy chung.
– Đoạn thơ trên là hai khổ cuối, thể hiện những suy tư trăn trở của nhân vật trữ tình trước sự  trôi chảy của thời gian và khát khao được sống hết mình trong tình yêu vĩnh viễn.
b. Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ
* Vẻ đẹp nội dung
– Khổ 1: Suy tư về cuộc đời: Cuộc đời mỗi người tuy dài nhưng vẫn là hữu hạn trong dòng thời gian vô thuỷ vô chung, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.
– Khổ 2: Em mong ước hoá thân vào sóng để bất tử hoá tình yêu (Tan ra là sự hoá thân hoàn toàn vừa như mất đi hoàn toàn mà như hoàn toàn hiện hữu trong từng phân tử của sóng nước). Tình yêu lứa đôi thật sự vững bền khi tình yêu ấy hòa nhập trong “biển lớn tình yêu” của cộng đồng.
* Vẻ đẹp nghệ thuật
– Đoạn thơ sử dụng thể thơ 5 chữ; có sự đan kết giữa mạch suy tư, luận lí và mạch cảm xúc; giọng thơ vừa như lời tự nhủ, một ao ước vừa như một niềm tin.
– Không gian vũ trụ, thời gian vĩnh hằng đã nâng cao tầm vóc của chủ thể trữ tình. Chuyện một người thành chuyện của Con người.
c. Liên hệ, so sánh để bàn luận mở rộng:1.0đ
– Nếu Xuân Quỳnh là “nữ hoàng” của thơ tình Việt thì Xuân Diệu là “ông hoàng”. Cả hai cùng nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian, cùng khát khao cháy bỏng được sống, được yêu để rồi cùng gửi gắm nỗi lòng ấy vào thơ.
– Tuy cả hai cùng chung khát vọng giao cảm mãnh liệt, nhưng khát vọng nơi hồn thơ của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu có nét độc đáo riêng:
+Ở “Vội vàng”, Xuân Diệu bộc bạch một khát vọng sống mãnh liệt, một niềm ham sống vô biên, khát khao vô cùng bằng hàng loạt động từ mạnh, “muốn ôm”, “muốn riết”, “muốn say”, “muốn thâu”, muốngiao cảm trọn vẹn với “Xuân hồng”.  Khát vọng của Xuân Diệu là tình yêu mãnh liệt đối với sự sống, tuổi trẻ.
+Ở “Sóng”, Xuân Quỳnh bộc lộ khát khao của người phụ nữ vừa truyền thống vừa hiện đại, dù lo âu trước cái vô tận của thời gian, vẫn vững tin vào sức mạnh tình yêu, vẫn khao khát yêu và được yêu, được “tan ra” để hòa chan trong khối tình chung vĩnh hằng của nhân loại.
ð Trước cuộc đời, trong tình yêu, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu mang những khát vọng rất riêng, tạo nên sự đa dạng trongthơ tình Việt.
+ Nguyên nhân sự khác biệt :
++ Thời đại, cảnh ngộ riêng để lại dấu ấn trong cảm xúc và cách biểu đạt khát vọng của mỗi nhà thơ.
++ Mỗi tác giả là một cá tính sáng tạo độc đáo, một phong cách không trộn lẫn.
3.3.Kết bài: 0.25
Kết luận về nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ. Cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp khát vọng sống và tình yêu.
(4.00)
4. Sáng tạo
            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
( 0,25)

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468