RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ SỐ 2

Advertisement

ĐỀ THI  THỬ QUỐC GIA THPT Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
hạnh phúc ở trong những điều giản dị
trong ngày, trong đêm
đừng than phiền cuộc sống nhé em
hạnh phúc ngay cả khi em khóc
bởi trái tim buồn là trái tim vui
hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên
vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường
(Hạnh phúc – Thanh Huyền)
Câu 1.  Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật hai biện pháp tu từ trong văn bản.
Câu 4. Thông điệp được gửi gắm qua văn bản là gì?
  Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị trước quan niệm về hạnh phúc của nhà thơ Thanh Huyền trong bài thơ: “Hạnh phúc ở trong những điều giản dị”.       
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích sự thể hiện của cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường thể hiện qua cuộc sống của gia đình hàng chài trong truyện ngắn Chiếc ngoài ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
 – Thể thơ tự do
 – Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
0,5
2
         Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật hai biện pháp tu từ trong văn bản.
a/Phép điệp từ: đừng nói…đừng than…đừng tô vẽ…
– Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh lời khuyên chân tình của nhân vật trữ tình với người em khi cảm nhận về hạnh phúc trong đời sống con người.
b/Biện pháp tu từ: so sánh: Hạnh phúc là tiếng xe…là khi đêm về…là ngọn đèn…là điểm mười…là ánh mắt…
– Hiệu quả nghệ thuật: Biện pháp tu từ so sánh làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu về hạnh phúc. Qua đó, tác giả đã gợi ra hạnh phúc là những điều giản dị, gần gũi với mỗi người.
1,0
3
Nhân vật trữ tình có lời khuyên nhủ: vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em, là vì:
            – Cuộc đời vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp, nghịch lí…
  – Cần có cái nhìn lạc quan, tin tưởng, yêu đời… 
0,5
4
 HS có thể chọn một trong các thông điệp sau:
 – đừng quên hạnh phúc ở trong những điều giản dị
– hãy trân trọng và giữ gìn hạnh phúc mà mình có được
– Hạnh phúc là những điều hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống đời thường: gia đình đầm ấm, hi vọng tương lai tươi sáng.
1,00
II
LÀM VĂN
7.0
1
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị câu: “Hạnh phúc ở trong những điều giản dị” được gợi ở phần Đọc hiểu.
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hạnh phúc ở trong những điều giản dị
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra phương hướng phát huy những việc làm tốt đẹp.
1,25
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu câu trích. Khẳng định hạnh phúc của mỗi con người không ở đâu xa mà thật ra rất gần, rất quen thuộc.
– Các câu phát triển đoạn:
    + Giải thích:
     ++”Hạnh phúc” là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
     ++”Hạnh phúc nằm ở trong những điều giản dị”, nghĩa là hạnh phúc tồn tại trong những điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống.
                + Phân tích, chứng minh: Hạnh phúc không phải lúc nào cũng cao sang, đôi khi tình yêu lại bắt đầu từ những điều giản dị nhất mà những lúc vô tình bạn không nhận ra. Như Thanh Huyền định nghĩa, hạnh phúc rất giản đơn, đó là: “tiếng xe máy về mỗi chiều của bố”, là sự quan tâm, yêu thương, lo lắng của những người thân yêu trong gia đình “chị xới cơm đấy bắt phải ăn no”, “đêm về không có tiếng mẹ ho”… Những điều ấy bình dị, mộc mạc thôi, nhưng gợi ở lòng người bao nhiêu ấm áp, yêu thương.
               + Bình luận: Nhưng không phải ai cũng cảm nhận được rằng hạnh phúc nằm ở những điều giản dị. Họ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm mà không nhận ra hạnh phúc chỉ đơn giản là những điều bình dị quanh mình. Cho đến khi quá muộn thì hạnh phúc đã tuột khỏi tầm tay, đẩy họ vào bất hạnh.
0,25
0,25
0,5
          – Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động: Hãy biết trân trọng hạnh phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời. Cần sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn.
0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2
  Phân tích sự thể hiện của cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường thể hiện qua cuộc sống của gia đình hàng chài trong truyện ngắn Chiếc ngoài ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một vấn đề văn học trong tác phẩm văn xuôi.
             Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
           Sự thể hiện của cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hiểu được cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Cụ thể:
a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận: sự thể hiện của cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường thể hiện qua cuộc sống của gia đình hàng chài trong truyện ngắn Chiếc ngoài ngoài xa của Nguyễn Minh Châu..(0,25)
b/ Thân bài: (3,50)
– Khái quát tác phẩm:hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược cốt truyện…(0,25)
– Giải thích: (0,5)
           + Cảm hứng triết luận là bình luận, lí giải, phân tích về một vấn đề thông qua hình tượng nghệ thuật.
 + Nhân bản nghĩa là căn bản đạo đức của con người 
Phân tích: (2,25)
 +Cái nhìn hiện thực mới mẻ:
Sớm ý thức được nhu cầu đổi mới nền văn học và nhu cầu của mình, từ cảm hứng sử thi – lãng mạn thời chiến tranh, Nguyễn Minh Châu chuyển dần sang cảm hứng triết luận với những vấn đề đạo đức và giá trị nhân bản đời thường. Ông từ biệt con đường mòn của nền văn học “mô phỏng” trước đây để tìm cách khám phá đời sống mới với những phương diện cảm nhận mới. Cuộc sống mới đòi hỏi nhà văn phải nhận thức lại hiện thực. Hiện thực của Chiếc thuyền ngoài xa không phải là khung cảnh chiến trường ác liệt cùng những chiến công vang dội của những thanh niên xung phong vừa rời ghế nhà trường phổ thông, mà là hiện thực trần trụi đời thường mà con người phải đối mặt. Cái nhìn hiện thực đa chiều giúp Nguyễn Minh Châu nhận ra đời sống con người với những quy luật tất yếu và cả những nghịch lí không ai có thể đoán biết được. Ông trăn trở, xót xa cho những mảnh đời méo mó, tối tăm, lạc hậu. Trở về với đời thường, ông vẫn canh cánh đi tìm vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người dù cho họ đang lâm vào hoàn cảnh đáng sợ nhất.
+ Sự thể hiện cảm hứng triết luận đời thường trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:
++Vẻ đẹp đời thường của thiên nhiên: Đó là “cảnh trời cho” – một sự ngẫu hứng của thiên nhiên hay đó là một bức hoạ kì diệu và hiếm hoi mà con người vô tình bắt gặp được? Đó là dụng công của tạo hoá cũng là cái may mắn trong cuộc đời nghệ thuật mà không phải người nghệ sĩ nào cũng may mắn “chớp” được. Cái đẹp đời thường thông qua lăng kính của người nghệ sĩ sẽ “lột xác” thành cái đẹp của nghệ thuật.
++Đời thường của những người lao động cực nhọc quanh năm chỉ có thể được phát hiện bằng con mắt trần trụi, không che đậy, không áp đặt chủ quan. Người nghệ sĩ trong quá trình đi tìm cái đẹp cần có góc “nhìn gần” để hiểu sâu, hiểu đúng bản chất của hiện thực.
Người đàn bà xấu xí, bất hạnh, sẵn sàng nộp mình cho người chồng bạo ngược, dữ dằn bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ mờ sương là hiện thực kinh hoàng, bất ngờ nhất đối lập với cái đẹp. Nó khiến cho người nghệ sĩ “chết lặng” bởi đằng sau cái đẹp huyền ảo là cái xấu xa, tàn bạo đến không ngờ. Đó cũng là triết lí ngầm ẩn cùa nhà văn về mặt trái của cuộc đời: những nghịch lí đau lòng, không lí giải nổi. Cuộc sống luôn có hai mặt song hành là đẹp – xấu, thiện – ác, thực – mộng, gần – xa, tất nhiên – ngẫu nhiên…
Người đàn bà chịu để cho chồng đánh có lẽ là một giải pháp tốt cho hoàn cảnh của chị lúc đó. Những điều giản dị nhất của cuộc sống lại được đánh đổi bằng sự hi sinh cao cả của người mẹ, người vợ : “vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”.
Người phụ nữ đó cam chịu như vậy là bởi vì chị cần người đàn ông – chỗ dựa vững chắc nhất cho một gia đình nhỏ lênh đênh; chị cần sống cho con cái và hạnh phúc nhỏ nhoi bởi cuộc sống trên thuyền cũng có lúc hoà thuận, vui vẻ… Như vậy trong đời thường, cảnh ngộ mỗi người là khác biệt, không thể đem cái bình thường để xét đoán cái bất thường được. Người đàn bà trong truyện chính là người giàu đức hi sinh, am hiểu sâu sắc lẽ đời và giàu lòng vị tha.
++Đời thường là cái đang tiếp diễn, chưa hoàn chỉnh với những biến đổi. Người chồng vũ phu trước đây thực ra là con người “hiền lành”, ‘‘không bao giờ đánh đập”. Nhưng vì đông con, nghèo túng mà anh ta đánh mất chính mình, trở thành kẻ tàn nhẫn, vô cảm. Như vậy, hoàn cảnh đã làm thay đổi bản chất vốn tốt đẹp của con nguời. Con người như một sản phẩm của cái tha hoá. Nhân vật được nhà văn cấu trúc với tất cả sự phức tạp của nó, con người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của cuộc sống đầy tăm tối. Người chồng cục súc nhưng vợ anh hiểu rằng chỉi vì áp lực cuộc sống quá lớn khiến con người bức xúc, cần được giải toả.
+ Nghệ thuật thể hiện:(0,5)
      ++ Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
    ++ Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
     ++Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
c/ Kết bài:(0,25)
-Chiếc thuyền ngoài xa mang dấu ấn rõ nét phong cách Nguyễn Minh Châu. Vấn đề được nhà văn quan tâm thể hiện kín đáo qua hình tượng các nhân vật.
          – Giá trị nhân sinh của tác phẩm chính là sự thể hiện cụ thể, chân thực cuộc sống lam lũ của người hàng chài, đồng thời hiện thực đa chiều của cuộc sống cũng đặt ra yêu cầu nghệ sĩ phải nhìn sâu, nhìn kĩ vào cuộc sống để nhận ra bản chất của nó và sống sâu sắc hơn.
(4.00)
4. Sáng tạo                                                   
            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        
            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
( 0,25)
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468