SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
NHÓM 5
(THPT Tăng Bạt Hổ, THPT Nguyễn Trung Trực, THPT Nguyễn Thào Học, THPT Tuy Phước 3)
|
ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
I. ĐỌC HIỂU(3 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
(1) Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công… Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
(2) Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “thành công là gì?‟ mà là “thành công để làm gì?“. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.
(3) Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng. Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là bí quyết để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo: http://songhanhphuc.net/tin-tuc/)?
Câu 1.Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2.Trong đoạn văn (2) người viết sử dụng nhiều câu với hình thức là câu hỏi nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
Câu 3.Theo tác giả: “thành công là gì?” hay“thành công để làm gì?“điều nào quan trọng hơn? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 4.Theo anh/chị, vì sao nói hạnh phúc là nền tảng cuộc sống? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc.
Câu 2:(5 điểm)
Trong tác phẩm “Vợ nhặt”, khi Tràng đưa người vợ nhặt về, Kim Lân viết về người dân xóm ngụ cư: “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”, còn bà cụ Tứ thì: “cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái khuôn bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
Hãy phân tích những sự thay đổi tâm lý trên của các nhân vật, từ đó phát biểu về khát vọng sống của người dân nghèo trong nạn đói 1945 mà Kim Lân muốn thể hiện trong tác phẩm.
Hướng dẫn chấm
Phần
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
1
|
– Hạnh phúc
|
0, 5
|
|
2
|
– Thu hút người đọc, nhằm nhấn mạnh, nêu bật quan điểm của người viết
|
0,5
|
|
3
|
– Tác giả cho rằng: Thành công để làm gì.
Giải thích: Quan niệm thành công để làm gì sẽ giúp chúng ta hạnh phúc.
|
1,0
|
|
4
|
– Đem lại niềm vui, sự thăng hoa trong cuộc sống, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người…
|
1,0
|
|
II
|
LÀM VĂN
|
||
1.
NLXH
|
Viết một bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc
|
2,0
|
|
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về đoạn văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn khoảng 200 chữ có một (hoặc vài) câu mở đoạn, một số câu nêu và phát triển ý kiến, một đến 2 câu kết đoạn. Đoạn văn viết phải có quan điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, không được chấm xuống dòng.
* Yêu cầu cụ thể:
|
0,25
|
||
Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:
– Lí giải thế nào là thành công, thế nào là hạnh phúc.
– Bàn về mối quan hệ hai chiều của thành công và hạnh phúc:
+ Thành công có giúp chúng ta hạnh phúc?
+ Hạnh phúc có phải là sự thành công?
– Đánh giá xem thành công hay hạnh phúc giữ vai trò nền tảng, là yếu tố quantrọng hơn, là cái đích hướng đến.
– Bài học nhận thức và hành động: Làm gì để có thành công và hạnh phúc.
|
0,5
0,5
0,5
0,25
|
||
2
NLVH
|
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
|
0,5
4,5
|
|
1. Giới thiệu tác giả – tác phẩm – nội dung nghị luận.
2. Phân tích cụ thể:
2.1. Tình huống
– Bức tranh ảm đạm của nạn đói 1945: Người chết như ngả rạ, thây người nằm còng queo bên lề đường, người đói xanh xám, dật dờ như những bóng ma…
– Trên cái nền xám xịt ấy, lúc người ta đối diện với cái sống chết hằng ngày, hằng giờ thì Tràng – chàng trai nghèo, thô kệch, dở người có nguy cơ ế vợ bỗng dưng nhặt vợ đem về.
– Người đàn bà đói rách, lang thang trong cái đói theo Tràng về làm vợ sau khi được ăn 4 bát bánh đúc.
=> Tình huống mang tính chất bi hài của những năm đói, tình yêu trong cái đói trở nên rẻ rúng, ngang với vật chất tầm thường. Sự sống và cái chết như sự đấu tranh quyết liệt tạo nên những kịch tính thú vị.
2.2. Sự kiện Tràng có vợ giữa mùa đói khiến cho mọi người ngạc nhiên nhưng cũng thổi vào tâm hồn họ một luồng sinh khí mới.
2.2.1. Người dân xóm ngụ cư
– Xóm ngụ cư: vẻ mặt đăm chiêu, lo lắng và lũ trẻ ủ rũ vì đói.
– Hôn lễ chỉ có hai người đi trong tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết nhưng Tràng và người vợ theo đã làm nên phép nhuộm màu hoá giải không khí ảm đạm đó.
– Khi nhìn thấy Tràng cùng người vợ nhặt, người dân xóm ngụ cư bàn tán “Ai đấy nhỉ?… Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên? Chả phải…”, “Hay là vợ anh cu Tràng?”…
– Trên gương mặt họ tươi hẳn lên, tụi trẻ nít thì giương cổ lên “chông vợ hài”… tất cả những nỗi u ám trước đó trên gương mặt họ hầu như biến mất, thay vào đó là niềm hân hoan.
– Chính khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc được hiện lên trên khuôn mặt của họ:“Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”
ª Người dân nghèo dù bị dồn đuổi bởi cái đói, cái chết vẫn không mất đi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
2.2.2. Bà cụ Tứ
– Trước khi con trai có vợ, bà mang nỗi u uẩn thầm nén lo cho con trai khó yên bề gia thất. Nỗi lo ấy hiện lên trong dáng vẻ lọng khọng, bước chân chậm chạp, lập cập.
– Khi thấy người đàn bà lạ trong nhà mình, bà vừa lo vừa sợ. Bà nín lặng hồi lâu làm cho anh cu Tràng nén thở.
– Khi Tràng giới thiệu vợ, bà ngổn ngang trăm mối tơ vò: tủi vì phận nghèo, xót xa cho con trai, lo lắng vì cái đói, cái chết đe dọa…
– Nhưng trên tất cả là niềm vui của người mẹ trước hạnh phúc của con. Niềm vui ấy hiện lên trong sự thay đổi của nét mặt từ hốc hác u tối trở nên tươi tỉnh, rạng rỡ và ở hành động hoạt bát, nhanh nhẹn xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa“.
– Bà động viên, vun vén cho hạnh phúc của con. Bà bưng bát cháo cám đon đả mời: Chè khoán đây, ngon đáo để cơ, thì cái cay đắng biến thành ngọt ngào, cái đau khổ trở nên hạnh phúc.
ª Không chỉ là người mẹ hết lòng thương con và hi sinh hết thảy vì con, trong sâu thẳm tâm hồn của người mẹ nghèo khổ ấy vẫn là một
khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.
– Niềm vui của bà cũng là một phép nhuộm màu vun đắp hạnh phúc cho Tràng.
3. Phát biểu về khát vọng sống của người dân nghèo trong nạn đói 1945
– Vợ nhặt không chỉ là bức tranh thảm đạm của nạn đói 1945 mà còn là bài ca cảm động về tình người nồng ấm của người dân nghèo: Dù bị dồn đuổi bởi cái đói, cái chết, những người dân nghèo vẫn không bỏ mặc nhau mà cưu mang, nương tựa vào nhau cùng nhau vượt qua cái đói, cái chết hướng đến sự sống, hướng đến tương lai.
– Vợ nhặt là bài ca về khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống mãnh liệt của người dân nghèo trong nạn đói 1945: Dù đứng bên bờ vực thẳm của cái đói, cái chết, người dân nghèo vẫn không nghĩ đến cái đói cái chết mà nghĩ đến sự sống và khát khao hạnh phúc mãnh liệt.
=> Sự thay đổi đó chứng minh một điều, sự sống bao giờ cũng có sức mạnh hơn cái chết, khi con người cận kề cái chết thì lại khao khát hơn, tin yêu hơn sự sống.
=> Sự hấp dẫn của chi tiết trên chính là tầng bậc triết lý về mối quan hệ giữa cái sống và chết, vật chất và tinh thần, tình người trong cái đói trong hành trình đấu tranh làm người của con người.
4. Nghệ thuật:
Tạo tình huống độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình qua những biểu hiện bên ngoài… làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
* Sáng tạo
|
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5
0,5
|
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.