RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ SỐ 28 (Đề tập huấn tỉnh Bình Định 2019)

Advertisement

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
NHÓM 6
(Nguyễn Diêu, Phan Bội Châu,
Ischool, Vĩnh Thạnh, Ngô Mây)
ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA
– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp THPT và phát triển năng lực của học sinh.
– Đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận
– Từ kết quả kiểm tra, học sinh điều chỉnh cách học và GV điều chỉnh cách dạy.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
NỘI DUNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
TL
TL
TL
TL
I. Đọc hiểu
– Ngữ liệu:
Văn bản nhật dụng
Nhận biết được vấn đề văn bản đề cập
– Hiểu được những vấn đề trong cuộc sống thôngqua các chi tiết của văn bản.
– Từ câu chuyện rút ra ý nghĩa.
– Bài học về tư tưởng/ nhận thức.
Số câu hỏi
1
1
2
4
Số điểm
0,5 điểm
0.75 điểm
1,75 điểm
3,0 điểm
Tỉ lệ
5%
7,5%
17,5%
30%
II. Làm văn
Nghị luận xã hội
– Vận  dụng  những  kiến  thức  về  văn NLXH kết  hợp  các  thao tác  nghị  luận  và  phương thức  biểu đạt để  viết  một đoạn  văn NLXH
– Từ phần Đọc Hiểu viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận văn học
(Tác phẩm: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
– Vận  dụng  những  kiến  thức  về  tác  gỉa , tác  phẩm , đặc  trưng thể  loại  kết  hợp  các  thao tác  nghị  luân  và  phương thức  biểu đạt để  trình  bày  cảm nhận  của  bản thân về  một  tác  phẩm  văn học
Từ một số chi tiết trong tác phẩm làm rõ sự phát triển trong hành động, tính cách của nhân vật
Số câu hỏi
2
2
Số điểm
7,0 điểm
7,0 điểm
Tỉ lệ
70%
70%
Tổng số câu hỏi
1
1
2
1
5
Tổng số điểm
0,5
0.75
1.75
7,0
10,0
Tỉ lệ
5%
7.5%
17.5%
70%
100%
SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
NHÓM 6
ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây:
Khoai tây, trứng và cà phê
Có một cô con gái phàn nàn với cha mình rằng cuộc sống của cô thật khốn khổ và cô chẳng biết làm thế nào để cải thiện điều đó. Cô đã luôn cố gắng chiến đấu  nghịch cảnh. Tuy nhiên, khi một vấn đề vừa được giải quyết thì lại có vấn đề khác ập tới.
Bố của cô – một đầu bếp, ông dẫn cô đi nhà ăn. Ông đặt ba cái nồi đầy nước lên bếp và đun. Khi cả ba nồi nước đã sôi, ông bỏ những củ khoai tây vào nồi thứ nhất, những quả trứng vào chiếc nồi tiếp theo và những hạt cà phê vào chiếc nồi cuối cùng. Người cha đặt chúng ngay ngắn trong nồi và tiếp tục đun, chẳng hề nói một lời với cô con gái. Cô gái trẻ liên tục than vãn và dường như đã mất hết kiên nhẫn, cô không ngừng tự hỏi cha mình đang làm gì. Sau hai mươi phút, người cha tắt bếp. Ông vớt khoai tây và trứng ra khỏi nồi và đặt chúng vào bát.Riêng cà phê thì ông đổ vào một chiếc cốc. Quay về phía con gái, ông hỏi: “Thế nào con gái, con nhìn thấy gì?”
– Khoai, trứng và cà phê ạ –  cô gái vội vàng trả lời.
“Lại gần hơn đi”, người cha nói, “và thử chạm vào khoai tây xem”. Cô gái làm theo và thấy chúng bị mềm ra. Người cha lại yêu cầu cô gái cầm trứng lên và bóc ra. Sau khi bóc hết lớp vỏ, cô gái thấy trứng đã chín và rất đặc. Cuối cùng, ông yêu cầu cô gái thử một ngụm cà phê. Hương thơm đậm đà của cà phê làm cô thích thú mỉm cười.
– Cha, thế chúng có nghĩa là gì? – cô gái hỏi.
Người cha giải thích rằng khoai tây, trứng và cà phê đều phải đối mặt với cùng gặp phải một thử thách – đó là nước sôi. Tuy nhiên, cách chúng bị ảnh hưởng lại khác nhau. Khoai tây mạnh mẽ, cứng rắn nhưng cũng vì quá cứng nhắc nên khi gặp nước sôi nó bị mềm và yếu đuối. Những quả trứng dễ vỡ, nếu cứ mãi được lớp vỏ mỏng manh bao bọc thì bên trong nó sẽ chỉ là chất lỏng yếu ớt. Chỉ tới khi gặp nước sôi thì bên trong quả trứng mới trở nên đặc và chắc chắn. Tuy nhiên, chỉ có những hạt cà phê là thật đặc biệt. Khi bị đặt vào nước sôi, chúng đã tan thành nước và tạo nên sự mới mẻ.
– Thứ nào tương ứng với con – người cha hỏi cô gái. “Khi thử thách đến, con sẽ ứng phó thế nào. Giống như khoai tây, như trứng hay giống như cà phê?’’
                                                       (Trích “Hạt giống tâm hồn”)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2. Việc khoai tây mềm ra, bên trong trứng đặc lại, cà phê tan vào nước biểu hiện cho những cách ứng xử nào của con người khi gặp một hoàn cảnh bất thường trong cuộc sống?
Câu 3. Người cha cho con gái chứng kiến sự thay đổi của khoai tây, trứng và cà phê khi cùng gặp phải một thử thách nhằm mục đích gì?
Câu 4. Theo em, khi hoàn cảnh thay đổi, chúng ta cũng nên thay đổi theo có đúng không? Vì sao?
II.LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử đúng đắn của con người trước nghịch cảnh cuộc đời.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, nhân vật Tnú được miêu tả:
– Khi xông ra cứu vợ con: “Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chúi vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”
–  Khi bị kẻ thù tra tấn: “Tnú  thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”! Tiếng chân người đạp lên trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết, đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay”
                                                                                (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, trang 47)         
               Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của Tnú qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi về tính cách của nhân vật.
**************************
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
3,0
Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ vào nội dung của văn bản, nhận biết
Cách giải:
Sự thích nghi của con người trước những nghịch cảnh của cuộc đời
0,5
Câu 2.
Phương pháp: Căn cứ vào nội dung của văn bản, phân tích
Cách giải:
– Khoai tây mềm ra: không thích ứng được với hoàn cảnh mới
– Bên trong trứng đặc lại, không còn yếu ớt nữa: sự thích ứng để tốt hơn trong hoàn cảnh mới.
– Cà phê tan vào nước và trở nên mới mẻ hơn: thay đổi và khẳng định mình trong hoàn cảnh mới.
0,75
Câu 3.
Phương pháp: Căn cứ vào nội dung của văn bản, phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Người cha cho con gái chứng kiến sự thay đổi của khoai tây, trứng và cà phê khi cùng gặp phải một thử thách nhằm mục đích: cho con gái hiểu được rằng, khi gặp bất trắc trong cuộc đời nếu chúng ta không biết thích ứng, thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, chúng ta sẽ bị cuộc sống mới đào thải.
0,75
Câu 4.
Phương pháp: Căn cứ vào nội dung của văn bản, phân tích, lí giải
Cách giải:
Khi hoàn cảnh thay đổi, chúng ta cũng nên thay đổi theo là đúng đắn. Vì chỉ có thay đổi mới có thể phù hợp với hoàn cảnh mới, bản thân mới có thể phát triển và khẳng định.
(HS có thể có cách lí giải khác nhưng thuyết phục thì giáo viên linh hoạt ghi điểm)
1,0
II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
* NLXH
Câu1: Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử đúng đắn của con người trước nghịch cảnh cuộc đời.
2,0
a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn nghị luận, dung lượng khoảng 200 chữ.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống: cách ứng xử đúng đắn của con người trước nghịch cảnh cuộc đời.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để viết đoạn văn cơ bản đạt các nội dung sau:
– Giải thích vấn đề:
   Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn trong cuộc sống.
=> Ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức của con người.
– Bàn bạc, mở rộng:
   + Ý nghĩa, vai trò của nghich cảnh trong cuộc đời của mỗi con người:
          . Cuộc đời không ai không trải qua nghịch cảnh
          . Giúp rèn luyện bản lĩnh, khả năng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống
          . Là cơ hội giúp ta hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh
   +  Nguyên nhân phải thay đổi khi gặp nghịch cảnh:
          . Đề phù hợp với hoàn cảnh mới
          . Khẳng định năng lực bản thân
è    Như vậy phải thay đổi khi gặp nghịch cảnh mới có thể đạt được thành công và thích nghi với cuộc sống.
   +  Phê phán những người: cố chấp không thay đổi hoặc nhút nhát, e sợ sẽ gặp thất bại.
– Liên hệ, bài học:
Chìa khóa cuộc đời nằm trong tay ta, cuộc sống chúng ta có tốt đẹp hay không, thành công hay thất bại, đó là do chính chúng ta quyết định
0,25
0,5
 0,25
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận văn viết có cảm xúc…
0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
* NLVH:
Câu 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Tnú  qua hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi về tính cách của nhân vật.
5,0
a.      Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
3,0
Bài làm cần đáp ứng một số ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu chung:
         – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn “Rừng xà nu
         – Giới thiệu vấn đề
         – Trích dẫn ngữ liệu
2. Phân tích: Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
2.1. Cảm nhận về hành động bộc lộ vẻ đẹp tính cách của Tnú qua hai đoạn văn:
   – Đoạn 1:
        + Hoàn cảnh:
           . Vợ con Tnú bị bắt, bị tụi thằng Dục tra tấn dã man. Chứng kiến cảnh đó Tnú không chịu đựng nổi, anh đã bất chấp nguy hiểm xông ra cứu mẹ con Mai. Anh đánh gục thằng giặc to béo khiến cho bọn thằng Dục khiếp sợ, tháo chạy vào nhà ưng, lên đạn bao vây.
           . Tnú bất chấp tất cả che chở cho vợ con. Mai như đang ôm đứa con chui vào ngực anh để tìm nơi trú ngụ an toàn. Tnú dang hai cánh tay rộng như hai cánh lim chắn che chở, bảo vệ vợ con trong cơn đau đớn của số phận.
è Đoạn văn khắc họa đậm nét hình ảnh Tnú là một người có số phận đau thương chịu nhiều mất mát; là người chồng, người cha yêu thương gia đình hết mực; lòng căm thù giặc sâu sắc.
     + Nghệ thuật: giọng điệu mạnh mẽ, từ láy, biện pháp tu từ so sánh,….
  – Đoạn 2:
        + Hoàn cảnh:
          . Tnú bị bắt, bị trói bằng dây rừng, kẻ thù đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay anh. Trong cơn phẫn uất cùng cực, Tnú đã thét lên một tiếng dữ dội, vang trời. Tiếng thét ấy đã lan tỏa thành nhiều tiếng thét dữ dội để cụ Mết dẫn thanh niên trong làng cùng xông ra tiêu diệt gọn mười bọn thằng Dục bằng những cây rựa sáng loáng.
          . Tiếng thét của Tnú như một hiệu lệnh, châm ngòi nổ cho cuộc đồng khởi của cả buôn làng Tây Nguyên.
è Đoạn văn khắc họa Tnú là một anh hùng bất khuất anh dũng, ngời sáng trước kẻ thù, biến đau thương thành hành động…
      + Nghệ thuật: câu văn ngắn, giọng điệu dứt khoát; sử dụng hàng loạt những động từ mạnh (thét, chém, giết, đạp…)
2.2. Điểm tương đồng, khác biệt giữa hai hành động của Tnú:
   – Tương đồng: đều miêu tả về hành động của nhân vật Tnú; đều bắt đầu bằng những âm thanh dữ dội trong hoàn cảnh ngặt nghèo; bộc lộ sự mạnh mẽ, bản lĩnh mang đậm tính sử thi của người anh hùng. Số phận, tính cách của người anh hùng gắn liền với cộng đồng.
– Khác biệt:
         + Đoạn 1: Tnú xông ra cứu vợ con với tư cách, trách nhiệm của người chồng, người cha, kết quả anh bị bắt.
          + Đoạn 2: Tnú bị giặc tra tấn bạo tàn, Tnú xuất hiện với tư cách một chiến sĩ cách mạng kiên cường, bản lĩnh và được dân làng giải thoát để cùng tham gia cuộc đồng khởi đầy khí thế
– Đánh giá: Ý nghĩa qua hai hành động: khắc sâu nỗi đau của nhân vật -> bộc lộ sự căm thù -> tinh thần và ý thức đấu tranh.
3. Tổng kết vấn đề:
0,5
1,5
0,5
0,5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận văn viết có cảm xúc…
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
           
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468