RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ SỐ 29 (Đề tập huấn tỉnh Bình Định 2019)

Advertisement

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
NHÓM 7
 (Bình Dương-Hoài Ân- Tư thục QN- An Nhơn 1- Quang Trung)                 
ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
“ …Trồng cây hạnh phúc cũng giống như trồng một cái cây xanh. Bạn sẽ phải vất vả chăm bón, tỉa tót, tưới tắm lúc nó còn nhỏ, và tận hưởng cái cảm giác sung sướng khi nó lớn lên, đơm hoa kết trái. Còn gì hạnh phúc hơn khi được ngồi dưới bóng mát của cái cây do chính tay mình vun trồng và tận hưởng vị ngọt thơm mát từ hoa trái của nó?
Một cây hạnh phúc có thể lớn mạnh phải cần đến một vùng đất tốt, hay nói cách khác là môi trường sống tốt. Với sự tấn công ngày càng mạnh mẽ của các loài “sâu bọ”, hay đất đai ngày càng trở nên “cằn cỗi”, việc tìm cho cái cây của bạn một môi trường sống xung quanh tốt là một điều hết sức quan trọng. Đó là việc mà bạn phải tự tay bạn làm mới được.
Đôi khi bạn dành quá nhiều thời gian cho cái cây bạn bè, cây công việc, cây mua sắm, cây truyền hình… mà bạn quên mất rằng cái cây hạnh phúc của bạn đang ngày càng khô héo vì thiếu sự chăm sóc. Thường thì chúng ta chẳng để ý cho đến khi sự cố xảy ra hay “khi cây hạnh phúc chợt ngưng lá xôn xao” như Lê Uyên Phương từng viết: Chỉ khi yếu đau chúng ta mới nhận ra rằng những ngày tháng khoẻ mạnh thật đáng quý biết bao, chỉ khi tình đã đi xa ta mới thấy mình cần tình biết bao nhiêu…
Vậy ta phải làm gì để trả lại cho cái cây hạnh phúc sự xanh tươi vốn có của nó? Không khó lắm đâu, hãy làm những việc tốt, hãy làm cho người khác hạnh phúc, hãy sống vị tha… Có rất nhiều người nhầm tưởng rằng hạnh phúc có thể mua được. Họ đâu biết rằng hạnh phúc chính là sự cho đi, là sự hy sinh vì tha nhân, là tình yêu đồng loại… Đó chính là những “gầu nước mát” giúp cho cây hạnh phúc mãi xanh tươi, đơm hoa kết trái và mang lại hoa thơm quả ngọt.”
                                                        (Trích “Trồng cây hạnh phúc”- Phạm Thị Hồng Hạnh)
Câu 1: Theo tác giả, ta cần phải làm gì để trả lại cho “cái cây hạnh phúc sự xanh tươi vốn có của nó”?
Câu 2: Vì sao trong văn bản trên, tác giả lại cho rằng “Trồng cây hạnh phúc cũng giống như trồng một cái cây xanh”?
Câu 3: Theo anh (chị) hạnh phúc có thể mua được không? Vì sao?
Câu 4: Anh (chị) sẽ làm gì để trồng cây hạnh phúc cho mình?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu “ Hạnh phúc chính là sự cho đi”.
Câu 2. ( 5,0 điểm)   
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
                                                          (Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên, từ đó làm rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu trong đoạn thơ.
 
Đáp án/ Hướng dẫn chấm
Phần
Câu
Đáp án/ Hướng dẫn chấm
Điểm
Phần Đọc  hiểu
1
Theo tác giả, để trả lại cho “cái cây hạnh phúc sự xanh tươi vốn có của nó”, ta cần: làm những việc tốt, làm cho người khác hạnh phúc, sống vị tha…
0,5
2
Tác giả cho rằng “Trồng cây hạnh phúc cũng giống như trồng một cái cây xanh” vì: Bạn sẽ phải vất vả chăm bón, tỉa tót, tưới tắm lúc nó còn nhỏ, và tận hưởng cái cảm giác sung sướng khi nó lớn lên, đơm hoa kết trái.
0,5
3
HS có thể trả lời với những cách khác nhau nhưng cần nêu được hạnh phúc cần được vun trồng, chăm sóc.
1
4
 HS trình bày quan niệm của riêng mình, có thể có những ý sau:
– Sống biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, quan tâm đến người khác.
– Biết cho biết nhận, vị tha, khoan dung, nhân hậu.
– Biết trân trọng, giữ gìn những gì đang có…
1
Phần tạo lập văn bản
Nghị luận xã hội
1/Yêu cầu về kĩ năng: HS biết kết hợp các thao tác lập luận để viết đoạn nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Diễn đạt mạch lạc, cảm xúc; văn giàu hình ảnh; không mắc các lỗi thông thường.
2/Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng có được các ý‎ sau:
*Câu nói trên nghĩa là gì?
    -Hạnh phúc là cảm xúc sung sướng khi được thỏa mãn những giá trị về vật chất cũng như tinh thần. Người hạnh phúc nhất là người hài lòng với cuộc sống mình đang có, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình.
    -“Hạnh phúc chính là sự cho đi” nghĩa là con người cảm thấy hạnh phúc khi biết cảm thông, chia sẻ  trước những khó khăn đau khổ của người khác, biết hi sinh  lợi ích cá nhân mình để đặt lợi ích của mọi người, của tập thể, của cộng đồng, dân tộc lên trên hết.
*Vì sao hạnh phúc lại là sự cho đi?
    – Hạnh phúc chỉ có ý nghĩa khi ta gắn hạnh phúc của mình với hạnh phúc của người khác. Khi ấy, niềm hạnh phúc sẽ được nhân lên vì ta biết cống hiến, biết hi sinh vì những mục đích lớn lao, cao cả..
    – Niềm hạnh phúc trao đi không chỉ có ý nghĩa với người được nhận mà còn để lại niềm vui cho người trao tặng. Khi cho đi yêu thương ta sẽ được nhận lại yêu thương.
*Ta cần phải làm gì?
    -Đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt từ bao đời, cần phải giữ gìn và phát huy…
   -Ta hãy mở rộng lòng mình, học cách yêu thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tất cả mọi người. Ta cần biết cách hy sinh, biết cách  giúp đỡ người khác…
    -Tình yêu thương ấy phải chân thành, xuất phát từ tấm lòng  “Thương người như thể thương thân”…
   – Cần phê phán lối sống vị kỉ, vô cảm, không có nghĩa tình…
2.0
Nghị luận văn học
Yêu cầu chung: . Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:  Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận.
– Xác định nội dung nghị luận: phân tích đoan thơ trong bài “Việt Bắc” để làm rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu trong  đoạn thơ.
– Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
0.5
2.Nét chính của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam 1945-1975
-Khuynh hướng sử thi: văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có  ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh phẩm chất cao quí của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước. Lời văn mang giọng điệu trang trọng hào hùng thiên về ngợi ca ngưỡng mộ.
-Cảm hứng lãng mạn: cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trên phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc
0.5
3.Cảm nhận:
* Mạch cảm xúc chung: Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường kháng chiến gian khổ mà anh hùng đã qua của đất nước, từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhở tâm nguyện thủy chung.
* 8 câu đầu: Tác giả nhớ lại cảnh tượng hào hùng sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến toàn dân ở chiến khu Việt Bắc.
   – 2 câu đầu: Bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương.
     (Từ sở hữu của ta, từ láy rầm rập, biện pháp so sánh, cường điệu Đêm đêm rầm rập như là đất rung)
         6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:
      + Hình ảnh bộ đội ta trong những đêm hành quân:
           (Từ láy điệp điệp trùng trùng, hình ảnh Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan)
      + Cùng hành quân với bộ đội là những đoàn dân công phục vụ chiến đấu:
           (Hình ảnh đỏ đuốc từng đoàn, cách nói thậm xưng Bước chân nát đá)
+ Những đoàn xe ra trận và niềm tin tưởng lạc quan
    (Hình ảnh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên)
è Đoạn thơ vừa đậm chất sử thi hào hùng, vừa giàu tính lãng mạn đã diễn tả thành công khí thế kháng chiến ở Việt Bắc. Qua đó Tố Hữu đã khắc hoạ sâu sắc hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến đầy gian khổ hi sinh nhưng nhất định thắng lợi.
         4 câu cuối: tin vui chiến thắng trăm miền:
   Điệp từ “vui”, sự xuất hiện hàng loạt những địa danh
4.0      
4. Kết luận:
      Thơ Tố Hữu: tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc. Hình tượng trung tâm là con người của sự nghiệp chung, kết tinh số phận, vẻ đẹp của cộng đồng. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử – dân tộc.
       Đoạn thơ là cảm xúc của Tố Hữu và cũng là cảm xúc của toàn dân tộc:  ca ngợi sức mạnh dân tộc, hướng tới niềm tin chiến thắng, thể hiện tinh thần lạc quan.
       Tố Hữu có giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình mến thương: những vấn đề chính trị được thể hiện qua giọng thơ tâm tình, đằm thắm, chân thành.
        Khẳng định giá trị nội dung nghệ thuật đoạn thơ.
0.5
Sáng tạo:  Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
0.25
Chính tả, dùng từ, đặt câu : Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
————– HẾT ————
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468