(ĐMO) – Đất là sự sống của cây. Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng viết:“Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở/ Cây thiếu đất cây sống sống với ai?”.
< Cây ôm đá tạo bóng mát bên Nhà tưởng niệm Bác Hồ.
Thế nhưng, ở hòn Đá Bạc có nhiều loài cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sống chủ yếu là nhờ vào đá. Nhờ có đá mà cây bám rễ sâu ôm chặt đá; nhờ có đá mà cây lại đâm chồi ôm vách đá đứng lên, tạo cho hòn Đá Bạc một rừng cây trải dài bóng mát, đem đến môi sinh sự sống cho đời.
< Cây cổ thụ có nhiều rễ khí sinh trên hòn Đá Bạc.
Hòn Đá Bạc (thuộc địa phận xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) có tổng diện tích khoảng 6,43ha. Ở đây, bao gồm ba hòn đảo nằm sát bờ biển: Ông Ngộ, Đá Lẻ và Đá Bạc.
Dulichgo
Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm, có cả một hệ sinh thái rừng với các mảng rừng và thảm thực vật nguyên sinh quý hiếm.
< Cây bám rễ sâu ôm chặt đá vào lòng.
< Cây xoài cổ thụ sống nhờ vào đá.
Quan sát những cây cổ thụ nhô lên từ đá, ta thấy nhiều loài cây rủ xuống những chiếc rễ lớn dạng tấm. Đôi khi là những sợi rễ dài, là rễ khí sinh buông lòng thòng như dây thừng trong không trung hoặc cắm thẳng xuống đá. Chúng hình thành do sự thích nghi đặc biệt với môi trường khí hậu nơi đây. Rễ khí sinh không có lông hút và chóp rễ nên không thể hút được thức ăn, nhưng bù lại, chúng có thể hút hơi nước trong không khí giúp cây phát triển.
Dulichgo
Ở hòn Đá Bạc có nhiều loại cây có thân to lớn: Lâm dồ, gừa và những loại gỗ miền Đông Nam Bộ… nhờ rễ khí sinh chứa chất diệp lục, có thể quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi cây. Đây chính là nét chấm phá kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho riêng hòn Đá Bạc.
< Những tán cây ôm đá tạo môi trường mát mẻ cho du khách tham quan hòn Đá Bạc.
Dulichgo
Đến Cà Mau, du khách hãy một lần ghé thăm hòn Đá Bạc, với rất nhiều địa điểm du lịch có thể đến tham quan: Bàn chân tiên, bàn tay tiên, lăng Cá Ông, sân tiên, giếng tiên… Đặc biệt là những loài cây cổ thụ ôm đá khổng lồ, gợi về những sự tích, những huyền thoại bí ẩn, nhiều sức hút từ thuở khai thiên lập địa cho đến ngày nay…
Theo Huỳnh Lâm (Báo Ảnh Đất Mũi)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.