Giới thiệu các hàm ma trận trong Excel – Cú pháp và ví dụ minh họa dễ hiểu
1. Hàm TRANSPOSE:
a. Nội dung:
Hàm Transpose là hàm trả về ma trận chuyển vị (đổi hàng thành cột, cột thành hàng).
b. Cú pháp:
=TRANSPOSE(array)
Trong đó: Array là mảng gồm các ô của ma trận.
c. Lưu ý:
Điểm mấu chốt để hàm TRANSPOSE hoạt động là bạn phải nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER> sau khi nhập công thức.
d. Ví dụ:
Ta có ma trận sau:
Để tìm ma trận chuyển vị của ma trận trên, ta làm theo các bước sau:
– Bước 1: Do ma trận đã có gồm có 4 hàng và 3 cột nên ma trận chuyển vị sẽ có 4 cột và 3 hàng. Ta sẽ bôi đen một mảng gồm 4 cột và 3 hàng:
– Bước 2: Nhập công thức: =TRANSPOSE(A1:C4)
– Bước 3: Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER>, ta có kết quả như sau:
2. Hàm MDETERM:
a. Nội dung:
Hàm Mdeterm là hàm trả về định thức của một ma trận.
b. Cú pháp:
=MDETERM(array)
Trong đó: Array là mảng gồm các ô của một ma trận vuông. Tức là ma trận này phải có số hàng và số cột bằng nhau.
c. Lưu ý:
– Mảng có thể được cung cấp dưới dạng phạm vi ô, chẳng hạn như A1:C3; dưới dạng hằng số mảng, chẳng hạn như {1,2,3;4,5,6;7,8,9}; hoặc dưới dạng tên của một trong hai dạng này.
– Hàm MDETERM trả về giá trị lỗi #VALUE! khi:
+ Bất kỳ ô nào trong mảng là ô trống hoặc chứa văn bản.
+ Mảng không có số hàng và số cột bằng nhau.
d. Ví dụ:
Ta có ma trận sau:
Để tìm định thức của ma trận trên, ta nhập công thức: =MDETERM(A2:B3)
Kết quả:
3. Hàm MINVERSE:
a. Nội dung:
Hàm Minverse trả về ma trận nghịch đảo của một ma trận đã cho.
b. Cú pháp:
=MINVERSE(array)
Trong đó: Array là một mảng với số hàng và số cột bằng nhau (ma trận vuông).
c. Lưu ý:
– Mảng có thể có dạng một phạm vi ô, chẳng hạn như A1:C3; dạng một hằng số mảng chẳng hạn như {1,2,3;4,5,6;7,8,9}; dạng tên của một trong số các dạng này.
– Hàm MINVERSE trả về giá trị lỗi #VALUE! khi:
+ Bất kỳ ô nào trong mảng là ô trống hoặc chứa văn bản.
+ Mảng không có số hàng và số cột bằng nhau.
– Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER> để nhận kết quả sau khi nhập xong công thức.
d. Ví dụ:
Ta có ma trận sau:
Để tìm ma trận nghịch đảo, ta làm theo các bước sau:
– Bước 1: Do ma trận trên gồm 2 hàng, 2 cột nên ta sẽ bôi đen 1 mảng gồm 2 hàng và 2 cột ở vị trí cần hiển thị ma trận nghịch đảo:
– Bước 2: Nhập công thức: =MINVERSE(A2:B3)
– Bước 3: Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER>, ta có kết quả như sau:
4. Hàm MMULT:
a. Nội dung:
Hàm Mmult trả về ma trận tích của 2 ma trận.
b. Cú pháp:
=MMULT(array1, array2)
Trong đó: Array1, array2 là các ma trận cần nhân.
c. Lưu ý:
– Số cột trong array1 phải bằng số hàng trong array2 và cả hai mảng chỉ được chứa số.
– Array1 và Array2 có thể là có dạng phạm vi ô, hằng số mảng hoặc tham chiếu.
– Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER> để nhận kết quả sau khi nhập xong công thức.
– Hàm MMULT trả về giá trị lỗi #VALUE! khi:
+ Bất kỳ ô nào là ô trống hoặc chứa văn bản.
+ Số cột trong array1 khác với số hàng trong array2.
d. Ví dụ:
Ta có 2 ma trận sau:
Các bước nhân 2 ma trận trên như sau:
– Bước 1: Do ma trận 1 gồm 2 hàng và 3 cột, ma trận 2 gồm 3 hàng và 2 cột. Vì vậy, ma trận nhận sẽ gồm 2 hàng và 2 cột. Ta sẽ bôi đen một mảng gồm 2 hàng và 2 cột:
– Bước 2: Nhập công thức: =MMULT(A2:C3,A6:B8)
– Bước 3: Nhấn tổ hợp phím <CTRL + SHIFT + ENTER>, ta có kết quả như sau:
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn 4 hàm ma trận trong Excel. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn!
?DienDan.Edu.Vn cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn. https://diendan.edu.vn/
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.