(QTTV) – Sông Hiếu – Một trong bốn con sông lớn đã góp phần tạo nên diện mạo của vùng đất Quảng Trị.
< Một đoạn sông Hiếu – Quảng Trị.
Bắt nguồn từ dãy núi Pa Thiên và Voi Mẹp với độ cao gần 1800 mét so với mực nước biển. khởi thủy chỉ là những dòng suối nhỏ mang dòng nước tinh khiết của đất trời, nhưng đã bền bỉ len lỏi qua từng ngọn núi rồi xuôi về với biển. Sông Hiếu đã vun đắp nên biết bao bờ bãi phù sa, mang đến cho đời con tôm con cá, góp phần làm cuộc sống người dân đôi bờ ngày mỗi trù phú. Vì vậy, tìm về nơi đầu nguồn của sông Hiếu cũng là dịp để tìm hiểu về lịch sử của những vùng đất vốn gắn bó thăng trầm với dòng sông.
Tìm về nơi khởi nguồn của sông Hiếu là ước mơ của không ít người Quảng Trị từng có tuổi thơ ít nhiều gắn với dòng sông, nhưng có lẽ vì đường đi gian nan, cách trở nên chẳng mấy người có đủ kiên nhẫn và quyết tâm để lên đường. Riêng với chúng tôi, ước mơ một lần trong đời được về nơi chốn non cao, nơi sơn cùng thủy tận, nơi sông Hiếu khởi thủy đã thôi thúc chúng tôi quyết tâm lên đường….
Dulichgo
Tìm về nơi đầu nguồn của dòng sông, vào một ngày cuối Hạ, chúng tôi bắt đầu từ bản Pin của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, một xã miền núi nằm sâu dưới chân những ngọn núi điệp trùng của dãy Trường Sơn.
Từ bản Pin đoàn chúng tôi hướng về phía Đông để đi lên hai ngọn núi cao nhất trong số hàng trăm ngọn núi sừng sừng của dãy Trường Sơn chạy qua miền tây Quảng Trị. Tham gia chuyến đi, chúng tôi có tất cả 12 thành viên, ngoài nhóm làm phim và 2 cán bộ kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc hướng Hóa, còn có 5 thành viên là người dân sinh sống ngay tại xã Hướng Sơn và 3 thành viên đến từ xã A Xing nằm về phía Nam Hướng Hóa.
Chuẩn bị cho chuyến đi, công tác hậu cần được 2 cán bộ kiểm lâm hướng dẫn và giúp đỡ hết sức chu đáo, từ lương thực, thực phẩm cho đến tư trang cá nhân như quần áo, bạt che mưa, võng. Mọi người tự giác chia nhau để mang vác.
Xuất phát vào lúc khoảng 8 giờ sang, chúng tôi phải đi qua một vùng đồi thấp, là vùng đệm giữa bản làng và rừng già. Tuy đường đi tuy không phải leo dốc nhưng mọi người phải đối mặt với cái nắng như đổ lửa. Kinh nghiệm từ nhiều chuyến đi rừng đã cho chúng tôi bài học, mỗi khi bắt đầu một cuộc leo núi đừng bao giờ dốc sức để đi quá nhanh, thay vào đó phải đi với tốc độ vừa phải để cơ thể thích nghi dần với độ cao và quá trình vận động.
Dulichgo
Để chống lại từng cơn khát và tiết kiệm nước, đôi lúc chúng tôi được người dân bản địa chiêu đãi món quả rừng ngay trên lối đi. Sau hơn 2 giờ lầm lũi giữa lau lách dưới cái nắng như muốn vắt kiệt sức người, cuối cùng chúng tôi cũng tạm vượt qua thử thách đầu tiên để đến được cửa rừng.
Mặc dù thấm mệt nhưng mọi người chỉ được phép tạm dừng chân vài phút rồi vội vã lên đường. Vì nếu nghỉ lâu đôi chân sẽ không còn muốn bước tiếp! Đi dưới tán rừng không tuy còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt, nhưng kể từ đây mọi người sẽ phải liên tục leo dốc, phải nhẫn nại đếm từng bước chân.
< Nghỉ ngơi trong cuộc hành trình đi tìm nơi khởi nguồn sông Hiếu.
Trên con đường núi gập ghềnh, người dẫn đường Hồ Ma cho biết, đầu tiên là mọi người cần phải vượt qua “Dốc bốn chân” với thời gian khoảng 2 giờ đi bộ.
Không có lối mòn, mọi người phải bám vào từng gốc cây, từng tảng đá để hướng về phía trước. Những lúc thấm mệt thì lặng lẽ tựa vào vách núi. Đã đôi lần từng được nghe kể về những con đường khó đi, khó đến nổi người ta phải đi bằng bốn chân. Nhưng hôm nay mọi người mới thực sự được trải nghiệm khi phải đối diện với dốc núi chênh vênh đến vậy.
Dulichgo
Trên lối đi loài rêu xanh phủ kín từng phiến đá, loài rêu nhạt hơn thì bám vào thân cây hết lớp này đến lớp khác. Nấm mọc trên những thân cây khô gãy đổ và bắt đầu mục ruỗng, nhưng cũng có cây tuy đã chết khô mà vẫn cứ sừng sững.
< Dừng chân qua đêm bên dòng suối Pa Thiên.
Vượt qua một cặng đường dài hiểm trở, đầy thử thách, gần 14 giờ chiều chúng tôi cũng lên đến độ cao khoảng hơn 1300 mét, càng lên cao không khí càng loãng dần, núi rừng hùng vĩ mang một vẽ đẹp tự nhiên không cần tô điểm. Người dẫn đường lại thông báo nếu đi nhanh thì khoảng 16 giờ chiều sẽ gặp suối Pa Thiên, đây cũng là con đường độc đạo dẫn lên đỉnh Pa Thiên để rồi qua Voi Mẹp. Cách suối Pa Thiên khoảng 1 giờ đi bộ, thảm thực vật càng đa dạng, một số loài cây rừng thân khá lớn, lá dày và nhỏ. Trên những phiến đá, màu rêu cũng nhạt hơn và xen lẫn là loài lan không tên.
Dulichgo
Và đúng như lời Hồ Ma, gần 4 giờ chiều chúng tôi cũng đến được suối Pa Thiên. Gió thổi mạnh, rừng núi chuyển mình, mây đen kéo về và trời bất chợt đổ mưa. Mưa rơi trên lá tạo nên âm thanh với muôn vàn cung bậc khác nhau, lũ côn trùng cất tiếng, lũ chim hối hả gọi nhau đi tìm nơi trú ẩn. Mọi người nhanh chóng kéo nhau đến một tảng đá mà cánh phu rừng thường gọi là “Đá cô đơn”. Tảng đá nằm sát dòng suối, có diện tích ước khoảng 4 mét vuông và tương đối bằng phẳng. Mỗi người mỗi việc để nhanh chóng hạ trại, nhóm lửa. Hồ Ma trổ tài chiêu đãi món đặc sản của rừng, đó là những chú ếch đá nổi tiếng thơm ngon, có đôi chân rất khỏe và thể nhảy xa gần 4 mét.
Đêm xuống thật nhanh, ngoài kia tiếng lá cây hòa điệu cùng thanh âm của dòng suối Pa Thiên cứ chập chờn len vào giấc ngủ.
(Còn tiếp)
Hành trình đi tìm đầu nguồn sông Hiếu (P1)
Núi Pa Thiên (P2)
Chinh phục đỉnh Voi Mẹp (P3)
Theo Phan Tân Lâm (Quảng Trị TV)
Chinh phục đỉnh Voi Mẹp
Ngược đỉnh Voi Mẹp
Ký sự chinh phục Voi Mẹp – Tá Linh Sơn
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.