Thực chất của quản lý hệ thống xã hội là quản lý con người, do vậy các nhà quản lý sẽ không thể lãnh đạo thành công nếu không hiểu biết con người, không xem xét các yếu tố về vai trò, cá tính, động cơ và tính cách của con người.
Hiểu biết về con người là điều không đơn giản, mặc dù đó là những người cùng làm việc trong một hệ thống. Thật vậy:
- Con người có nhiều vai trò khác nhau trong các hệ thống. Con người không đơn thuần là yếu tố nguồn lực trong các kế hoạch quản lý. Họ là công dân và là thành viên của các hệ thống xã hội như gia đình, trường học, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, hội phụ nữ, hay cơ quan của chính phủ; và hành vi của một người thay đổi theo các vai trò của họ trong hệ thống. Để hiểu được tâm lý và hành vi của một người trong những tình huống cụ thể, nhà lãnh đạo cần biết được các vai trò mà cá nhân đó đang thực hiện. Từ đó nhà lãnh đạo sẽ dự đoán chính xác hơn về hành vi của nhân viên và tìm được cách tốt nhất để xử lý các tình huống đó.
Mỗi con người đều có nhu cầu, tham vọng, quan điểm khác nhau, trình độ hiểu biết và các kỹ năng khác nhau, tiềm năng cũng khác nhau. Nếu nhà quản lý không hiểu được tính phức tạp và cá tính của con người thì họ có thể áp dụng sai những nguyên tắc và mô hình mang tính lý thuyết về động cơ thúc đẩy, về lãnh đạo trong các tình huống cụ thể.
- Cần xem xét con người một cách toàn diện. Con người không thể tự gạt bỏ ảnh hưởng của những lực lượng bên ngoài như gia đình, tôn giáo, trường học, các tổ chức chính trị- xã hội, các nhóm bạn bè, v.v. khi họ đến làm việc. Các nhà quản lý phải nhận thấy những thực tế đó và chuẩn bị cách ứng xử với chúng.
- Nhăn cách con người là một điều quan trọng. Người lãnh đạo không bao giờ được phép xúc phạm đến nhân cách của những người dưới quyền. Tất cà mọi người đều phải được đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng bất kể chức vụ của họ trong hệ thống là cao hay thấp.
- Lãnh đạo cần tìm hiểu con người một cách thận trọng thông qua nhiều nguồn thông tin. Những cuộc tiếp xúc chính thức và phi chính thức; phản ứng của họ trước một quyết định, trước các sự kiện xảy ra; thái độ trong các cuộc họp; quan hệ với đồng nghiệp; sáng kiến và gợi ý mà họ đưa ra… Tránh các sai lầm có tính chủ quan, định kiến trong đánh giá con người như ảo tưởng hoặc quy kết về người nào đó; hoặc đánh giá con người một cách vội vàng chỉ qua hình thức.
Đọc thêm tại:
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.