RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Hoang sơ mũi Nghê (Đà Nẵng)

Advertisement

(TH) – Nằm ở phía đông nam bán đảo Sơn Trà, mũi Nghê (hòn Nghê) được xem là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của thành phố. Băng qua những tán rừng xanh mát, leo lên những con dốc trơn trượt sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị dành cho những người muốn chinh phục vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên.

Theo ngư dân thường kể, vùng nước nơi này nhiều tôm cá nhất là những loài cá mú, cá hồng. Tuy nhiên rất nguy hiểm vì rất sâu, lại có xoáy nước do hai dòng chảy tạo ra, thuyền bè qua lại không chú ý rất dễ bị chìm. Vậy nhưng với vẻ đẹp hoang sơ, Mũi Nghê đang trở thành điểm đến hấp dẫn những du khách ưa du lịch mạo hiểm.

< Đường ra Mũi Nghê được đánh dấu bằng những vạch sơn, vài vết chém hay thậm chí cái chai treo trên cây…

Đến tận bây giờ, kể cả người dân địa phương cũng không ai biết tên gọi Mũi Nghê có từ đâu. Chỉ biết rằng, qua thời gian, Mũi Nghê bây giờ là mỏm đá giống hình con sư tử biển, đầu quay vào vách núi, mình hướng ra biển.

Để ra được mũi Nghê, du khách có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Nếu đi bằng đường thủy sẽ được ngắm nhìn núi Sơn Trà hùng vĩ từ dưới biển với rừng cây xanh mát, nhưng ca-nô sẽ không thể cập vào mũi Nghê vì nơi đây chủ yếu là các bãi đá.
Dulichgo
Cách đi này chủ yếu dành cho những người muốn ngắm nhìn mũi Nghê từ xa, kết hợp cả đi câu cá, lặn ngắm san hô trên biển.

Nếu chinh phục mũi Nghê bằng đường bộ, du khách sẽ men theo cung đường biển, chạy xe lên núi Sơn Trà, đi tới cây đa ngàn năm. Tại đây, có thể gửi xe và bắt đầu hành trình đi bộ. Hơn 1 tiếng đi bộ băng qua đường rừng, qua một vài đoạn dốc cao, còn lại chủ yếu đi theo lối đường mòn của những người đi câu cá đã mở trước đó. Khoảng thời gian đi dưới tán cây sẽ cảm nhận được không khí mát mẻ của cây cối, ngửi thấy mùi ngai ngái đặc trưng của đất và của rừng hòa quyện vào nhau. Dù đi bộ khá mệt nhưng du khách vẫn có thể cảm nhận được không khí trong lành, dịu mát của rừng cây.

< Vách lô cốt hướng ra biển.

Ra khỏi rừng sẽ đến một đoạn dốc đổ xuống biển, do đoạn này dốc đứng khá nguy hiểm nên cần hết sức cẩn thận để bảo đảm an toàn. Mũi Nghê nằm ở nơi khá hẻo lánh, đường đi khó nên thỉnh thoảng mới đón một vài đoàn khách, chủ yếu là các bạn trẻ thích khám phá, chinh phục thiên nhiên.
Dulichgo
Khi đến nơi, bạn sẽ thấy một mỏm đá có hình chiếc đầu con nghê đang quay về phía núi Sơn Trà, mình hướng ra biển. Người dân địa phương không ai biết tên gọi mũi Nghê có từ bao giờ.

< Mũi Hòn Nghê đây.

Phía dưới mỏm đá là hồ nước trong, xanh ngắt, được bao quanh bởi đá trông như một hồ bơi thiên nhiên bên biển.

Nước được đưa vào hồ qua những kẽ hở của miệng đá và đọng lại ở đây thành hồ. Để ý kỹ sẽ thấy rất nhiều loại cá bơi lội. Lặn xuống dòng nước xanh mát sẽ thấy những cụm san hô nho nhỏ, du khách có thể tắm mát, bắt ốc, bắt nhum, hoặc gỡ hàu dọc các vỉa đá.

< Bơi trong hồ nước tự nhiên.
Dulichgo
Do nằm ở nơi đầu sóng ngọn gió nên mũi Nghê rất hoang sơ, không có bất kỳ dịch vụ gì. Nếu ra đây, du khách phải tự chuẩn bị đồ ăn, nước uống và cả áo phao nếu muốn bơi dưới hồ nước xanh mát để bảo đảm an toàn. Đáng tiếc là một số người khi ra về để lại rất nhiều rác như chai nhựa, túi ni-lông…

Theo ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, bãi tắm này còn hoang sơ, chưa đưa vào khai thác du lịch, các bạn trẻ ra chơi ở mũi Nghê chủ yếu là tự đi. Vì vậy, Ban quản lý khuyến cáo người dân không nên tự ý đi ra mũi Nghê mà nên có người hướng dẫn hoặc người địa phương đi cùng; đồng thời phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không bỏ lại các loại rác thải cứng khó tiêu hủy, không lặn phá san hô, tác động đến hệ sinh thái tự nhiên; không tự ý đốt lửa, cắm trại qua đêm… để mũi Nghê luôn là một điểm đến đẹp của bán đảo Sơn Trà.

Hướng dẫn thêm từ Sáng Đi Bụi:

Chạy theo đường ven biển Võ Nguyên Giáp, lên núi Sơn Trà, qua khỏi chùa Linh Ứng rồi rẽ vào lối đi Cây Đa nghìn năm. Qua khỏi cây đa một đoạn – cần lưu ý là đoạn đường trên này nhỏ và dốc nên các bạn chạy xe cẩn thận nhé. Tới cuối đường, dựng xe ở đó, nên khóa xe lại thì tốt hơn.

Nhìn xuống các bạn sẽ thấy một lối mòn nhỏ dẫn vào trong rừng để đi vào mũi Nghê. Đoạn này rất dốc nhưng cảm ơn những người đi trước đã cột những sợi dây vào đây. Nhờ đó, bạn có thể bám vào sợi dây này để đi xuống – nên đi quay lưng khi đi xuống và bám chặt dây để khỏi bị ngã.
Dulichgo
Hết đoạn dốc thì các bạn phải băng băng theo lối mòn vào rừng và sẽ mất khoảng 15 phút trước khi tới biển. Cần chú ý là cũng có nhiều ngã rẽ trong rừng. May mắn là đường ra mũi Nghê đã được các bạn đi trước đánh dấu bằng các vệt sơn đỏ hoặc các miếng nilon hay chai nước treo trên cây.

Ra khỏi rừng, bạn sẽ đến được một đoạn dốc đá đổ xuống biển. Nơi đây vẫn còn dấu tích hầm và lô cốt của lính Mỹ hay Pháp ngày xưa. Các cửa vào hầm đã được xây bịt kín Nhưng vẫn còn một cửa chưa bịt nằm phía trong bụi dứa rừng.

Chỗ bãi trống này là nơi tốt để cắm trại và đốt lửa, nhưng đây chưa phải mũi Nghê mà các bạn nghe đến đâu. Cần phải đi xuống một đoạn rất dốc khoảng tầm 5 phút nữa thì mới thấy được mũi Nghê. Đoạn này cũng có nhiều đoạn dây để bạn bám vào mà đi xuống. Xuống hết dốc thì là bãi đá biển lởm chởm, từ đoạn này bước xuống cần cẩn thận vì đá trơn trợt do nước biển.

Người Miền Trung ! tồng hợp từ Vietnamtourism.com , Sangdibui và nhiều nguồn ảnh khác

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468