Hướng dẫn cách hạch toán định khoản tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
– Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động….
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511:Bên Nợ:
– Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
– Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp;
– Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
– Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
– Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
– Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 5 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,…
+ Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp,
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm, có 8 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 51121 – Doanh thu bán than: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của sản phẩm than đã xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 51122 – Doanh thu điện: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của sản phẩm điện đã xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 51123 – Doanh thu vật liệu nổ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của sản phẩm vật liệu nổ đã xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 51124 – Doanh thu khoáng sản: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của sản phẩm Thiếc, đồng …. đã xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 51125 – Doanh thu xây lắp: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của sản phẩm xây lắp đã xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 51126 – Doanh thu vật liệu xây dựng: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của sản phẩm vật liệu xây dựng đã xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 51127 – Doanh thu cơ khí: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của sản phẩm cơ khí đã xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Tài khoản 51128 – Doanh thu thành phẩm khác: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của thành phẩm khác.
+ Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,…
+ Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
+ Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
Hướng dẫn hạch toán định khoản một số nghiệp kế toán phát sinh chủ yếu liên quan đến tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511:
1. Doanh thu của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán:
a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
b) Đối với sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá thanh toán, ghi:
2. Trường hợp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh bằng ngoại tệ, thì ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán để hạch toán vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
3. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ khi xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế CTGT tính theo phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ khác theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
– Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
– Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi, ghi:
– Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi, ghi:
4. Khi xuất sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng do trao đổi theo tổng giá thanh toán, ghi:
– Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi về, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận trao đổi, ghi:
– Trường hợp được thu thêm tiền hoặc phải trả thêm tiền ghi như hướng dẫn ở mục 3
5. Khi bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp đối với sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi :
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Thuế GTGT phải nộp).
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).
– Khi thu được tiền bán hàng, ghi:
– Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
6. Khi bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp, đối với sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay đã có thuế GTGT, ghi:
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT).
– Khi thu được tiền bán hàng, ghi:
– Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
7. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế, khi cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, kế toán phản ánh doanh thu phải phù hợp với dịch vụ cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư đã hoàn thành từng kỳ. Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu được tiền ngay)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
8. Trường hợp thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư:
– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều kỳ, ghi:
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
– Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
– Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho bên thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)
9. Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, khi cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư:
– Khi phát hành hoá đơn dịch vụ cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu được tiền ngay)
– Trường hợp thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư:
+ Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều năm, ghi:
+ Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
+ Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
+ Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt động TSCĐ không được thực hiện, ghi:
10. Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
10.1. Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
a) Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
b) Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được. Căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về:
– Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
– Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán, ghi:
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
c) Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
10.2. Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
a) Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, kế toán phản ánh toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý vào tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán (Tài khoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”). Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi đơn bên Nợ TK 003, khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại hàng cho bên giao hàng, ghi đơn bên Có Tài khoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”.
b) Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được:
– Khi xuất bán hàng nhận đại lý, phải lập Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng theo chế độ quy định. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:
– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
– Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:
11. Đối với hàng hoá xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.
11.1. Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
a) Khi doanh nghiệp (Công ty, đơn vị cấp trên) xuất hàng hoá đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc (Như các chi nhánh, cửa hàng) phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
– Công ty, đơn vị cấp trên căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, xác định giá vốn của hàng hoá xuất cho các đơn vị trực thuộc để bán, ghi:
– Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận được hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 155, 156 (Giá bán nội bộ)
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
b) Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc (Là đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ), bán hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến phải lập Hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra theo quy định.
– Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc căn cứ vào Hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
– Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận được Hoá đơn GTGT về hàng hoá tiêu thụ nội bộ do công ty, đơn vị cấp trên lập chuyển đến tr&ecirecirc;n cơ sở số hàng hoá đã bán, căn cứ vào Hoá đơn GTGT phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng hoá).
11.2. Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:
a) Khi doanh nghiệp (Công ty, đơn vị cấp trên) xuất thành phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định.
– Công ty, đơn vị cấp trên căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, xác định giá vốn của hàng hoá xuất cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, ghi:
Có TK 156 – Hàng hoá.
Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận được sản phẩm, hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên chuyển đến, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ có liên quan, ghi:
b) Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán sản phẩm, hàng hoá chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp do công ty, đơn vị cấp trên giao cho để bán phải lập Hoá đơn bán hàng.
– Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc căn cứ vào Hoá đơn bán hàng phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:
c) Trường hợp khi xuất hàng hoá giao cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc công ty, đơn vị cấp trên sử dụng ngay Hoá đơn bán hàng.
– Công ty, đơn vị cấp trên căn cứ vào Hoá đơn bán hàng phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:
– Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận được sản phẩm, hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên giao cho để bán, căn cứ vào Hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan phản ánh giá vốn của sản phẩm nhập kho, ghi:
– Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc xuất bán sản phẩm, hàng hoá do công ty, đơn vị cấp trên giao để bán phải lập Hoá đơn bán hàng, căn cứ vào Hoá đơn bán hàng phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:
12. Đối với hoạt động gia công hàng hoá:
a) Kế toán tại đơn vị giao hàng để gia công:
– Khi xuất kho giao hàng để gia công, ghi:
– Chi phí gia công hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
– Khi nhận lại hàng gửi gia công chế biến hoàn thành nhập kho, ghi:
b) Kế toán tại đơn vị nhận hàng để gia công:
– Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp phản ánh toàn bộ giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công trên Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán (Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán)). Khi nhận vật tư, hàng hoá để gia công, kế toán ghi bên Nợ Tài khoản 002, khi xuất kho hàng để gia công, chế biến hoặc trả lại đơn vị giao hàng gia công, ghi bên Có Tài khoản 002.
– Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:
+ Đối với hoạt động gia công hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nhận gia công nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
+ Đối với hoạt động gia công hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhưng đơn vị nhận gia công nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
13. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng.
13.1. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (Không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính, ghi:
– Căn cứ vào Hoá đơn GTGT được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi:
13.2. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì kế toán phải lập Hoá đơn GTGT trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, ghi:
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111).
13.3. Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111).
13.4. Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111).
13.5. Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:
14. Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).
15. Cuối kỳ, kế toán xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi
16. Kế toán doanh thu từ các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp:
– Trường hợp nhận được thông báo của Nhà nước về trợ cấp, trợ giá, ghi:
– Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán, ghi:
17. Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư
– Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Có TK 3331 – Thuế GTGT (33311 – Thuế GTGT đầu ra).
– Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Có TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
18. Khi bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho công ty mẹ, công ty con, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào TK 511 chi tiết cho công ty mẹ và công ty con theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
19. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Có TK 532 – Giảm giá hàng bán
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.
20. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.