(SHTT) – Vùng đất cao nguyên Trung phần xưa kéo dài từ nam Cát Tiên, Bù Đen, Bù Đốp lên Nhân Cơ, Quảng Đức… tiếp giáp biên giới Campuchia thành một dãi rừng- đất Bazan nguyên sơ lên tận Đắc Tô, Tân Cảnh chạm nam Lào.
Rừng xưa đã khép
Bây giờ gọi là 5 tỉnh Tây nguyên, tổng diện tích tự nhiên gần 5,5 triệu hécta (ha). Diện tích đất-rừng ấy chia làm hai nhánh Đông Trường sơn và Tây Trường sơn. Ngoài diện tích của 5 tỉnh Tây nguyên, các tỉnh từ Quảng-Đà, đến Bình Thuận-Đồng Nai cũng “liếm” một phần-hàng triệu ha của dãy Đông Trường sơn. Nghĩa là Tây nguyên cũng cắt bớt một phần da thịt của mình chia đều cho các tỉnh của dãy đất ven biển miền Trung.
Xẻ dọc dãy Đông Trường sơn, cắt rừng chia đất cho các tỉnh vốn chỉ có ruộng đồng và cát biển là tất yếu. Tuy nhiên, phân chia đất rừng rồi mỗi nơi có quyền riêng biệt (theo địa lý hành chính) nên mỗi tỉnh làm một phách trong khi đất rừng không xê dịch, dẫn đến hệ lụy mất rừng, vỡ đập…đến độ Thủ tướng Chính phủ một lần lên Tây nguyên chứng kiến cảnh tàn phá rừng của một doanh nghiệp(DN) phải kêu lên và ra lệnh đóng cửa rừng toàn bộ các tỉnh Tây nguyên và các huyện miền núi thuộc các tỉnh miền Trung. Đấy là Thủ tướng nói, còn các tỉnh thực thi đến đâu còn phụ thuộc vào bộ máy công quyền và DN sở tại, và ý thức của con người-xã hội nữa cơ! Và gần đây mới có chuyện một DN ở huyện niền núi An Lão, tỉnh Bình Định phá hàng trăm ha rừng mà chính quyền sở tại không biết?
Dulichgo
Sau năm 1975 rừng Tây nguyên dường như còn nguyên vẹn, trừ một ít vùng bị chất khai hoang, bom napal và đồng bào phát nương làm rẫy. Dân số bây giờ khoảng 1,3 triệu người (gần 70% dân bản địa) sinh sống nơi các đô thị và các buôn dân tộc tại chỗ, làm công nhân nơi các đồn diền cà phê-cao su, hoặc ở vùng sâu vùng xa đốt nương làm rẫy. Các thổ dân Tây nguyên đốt nương làm rẫy nhưng không xâm phạm đến rừng già-rừng nguyên sinh, bởi họ phát rẫy làm nương theo chu kỳ tái sinh của đất, cứ 4-5 năm họ quay lại nương cũ theo vòng đời của đất mà không làm phương hại đến rừng mới-rừng già như bây giờ…
Bây giờ thì sao? Cũng lâu rồi tôi có dịp trở lại vùng Bắc Tây nguyên vào mùa hanh khô tháng Chạp. Từ Buôn Ma Thuột, theo đường 14 lên Gia-Lai-Kon Tum, đường lán nhựa phẳng lỳ, không còn tung khói bụi như hồi những năm 80-90. Trên đường đi tôi có ghé thăm một vài buôn mà trước đây tôi đã tới và tiện thể tìm một người quen mới đến định cư. Tôi đến một buôn ở xa ngoại vi của thị trấn huyện Buôn Hồ (nay là thị xã). Đồng bào trong buôn có vẻ khá giả hơn nhờ chuyển đổi cây trồng từ bắp khoai sang rau hoa, tiêu, điều, cà phê, cây công nghiệp ngắn ngày…Mặt khác. họ bán bớt đất-vườn cho người kinh nên bây giờ buôn này không còn thuần đồng bào Mơnông, Êđê như trước. Đất và người không còn như thuở ban sơ tinh tế vốn dĩ của thời ấy. Ông anh họ tôi, đã ngoài bảy mươi, một trong những cư dân mua đất làm vườn nhà, lâp nghiệp, sống chung với đồng bào trong buôn nhận xét:
Dulichgo
-Đồng bào ở buôn này từ trước năm 1975 không có người kinh, nay gần mươi hộ mới nhập cư. Ngày xưa họ chỉ trồng bắp ngô, khoai sắn, bây giờ người kinh đến chỉ dẫn cách sản xuất mới, làm hàng hóa bán ra thị trường nên đời sống khá hơn, nhưng mức sống không cao so với người kinh, bởi đồng bào vốn dĩ sinh sống dựa vào thiên nhiên-rừng núi, không khẩn hoang, kinh doanh hàng hóa-đất đai như người miệt xuôi lên.
Trên đường 27, 28 từ Lâm Đồng sang Đắc Nông, Đắc Lắc dọc lên phía Bắc Tây nguyên tôi nhìn toàn một bức tranh giống nhau: Nơi nào có dòng người kinh đến đông, mua bán, lấn chiếm đất đai, định cư thì nơi đó đổi thay hơn so với người bản xứ. Tuy nhiên, đất cũ không chỉ đãi người mới theo nghĩa thuần khiết mà họ tranh giành, lấn chiếm, cưỡng đoạt và thậm chí gây đổ máu như vụ án tại Đắc Nông do một DN Long Sơn cưỡng đoạt đất, người nông dân vùng dậy ẩu đả với người của DN thuê bảo vệ dẫn đến 3 án mạng và thêm mấy án tử hình-chung thân mà Tòa án vừa tuyên vào đầu năm mới 2018. Tất thảy, những người nằm sâu dưới lòng đất và những kẻ đang ở trong nhà lao họ đều là dân đen cùng đinh, nạn nhân của một bộ phận bề trên!?
Đánh đổi?
Những năm70-80 của thế kỷ trước, nền kinh tế tập trung quan liêu, phong trào sản xuất tự túc tự cấp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp trở thành chính sách lớn, xây dựng HTX tập trung là một định chế trong việc xây dựng 400 huyện thành pháo đài vững chắc…Tây nguyên nguyên sơ trở thành mảnh đất màu mỡ, hàng loạt các nông trường trạm trại được khai khẩn bởi những Đội thanh niên xung phong (TNXP) từ các đô thị ở TP.HCM và các tỉnh phía nam đến khẩn hoang, lập ấp. Từng đoàn, từng đoàn người dân từ các tỉnh phía Bắc vào, miền Trung lên, Nam bộ đến, dân số cơ học tăng đột biến, nhiều năm tăng đều đặn từ 10-12%, đến nay quá ngưỡng 5,2 triệu người.
Dulichgo
Có lần tôi đã chứng kiến tại vùng Păng Tiêng (Lâm Đồng) một bản người dân tộc tỉnh Cao Bằng, do ông phó ty NN về hưu dẫn đầu đưa dân vào khai khẩn đất, lập thành một làng hẳn hoi, nhưng hơn một năm sau chính quyền sở tại mới phát hiện. Cuối cùng cũng hợp thức hóa, làm trường học, xây trạm xá, giải quyết các chế độ, phục vụ đồng bào như sắc dân bản địa. Tại các vùng sâu, vùng xa tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc…cũng gặp các trường hợp như thế. Kết cục của những cuộc di dân ấy làm cho dân số Tây nguyên quá tải, rừng già nguyên sinh xóa sổ, nguồn nước cạn kiệt, rừng trồng quá ít không kịp tái sinh…
Sau những đợt đi kinh tế mới (KTM) có tổ chức, là những đợt di dân tự do ào ạt tràn ngập Tây nguyên làm cho đất rừng dậy sóng. Dĩ nhiên dân đi đến đâu thì rừng teo tóp đến đó. Ban đầu người dân vùng đất mới sinh sống tự túc tự cấp bằng khoai củ, lúa ngô, sau chuyển sang trồng cây công nghiệp dài ngày: tiêu, điều, cà phê…
Các công ty, xí nghiệp nông- lâm trường sống bằng nghề khai thác gỗ chuyển dần sang phá rừng trồng cao su-cà phê, gần đây là phong trào trồng cây mắc ca. Cho đến nay (đầu năm 2018), rừng Tây nguyên cơ bản đã bị xóa sổ, trừ những nơi đèo đá, rừng núi hiểm trở, độ dốc cao và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Khoảng 50-70% trong hàng triệu ha rừng tự nhiên biến thành nương rẫy, đất sản xuất nông nghiệp. Các vùng, tỉnh giữ rừng tốt như Gia Lai, Lâm Đồng còn khoảng 50-60%. Lâm Đồng gần triệu ha tự nhiên thì rừng và đất rừng chiếm non 60%, 2/3% số ấy đất nông nghiệp thuần (280 ngàn ha), trên 200 ngàn ha chuyên canh cây trà, cà phê, dâu tằm và gần 50 ngàn ha chuyên canh rau-hoa. Riêng cà phê trên 155ngàn ha, đạt sản lượng hàng năm khoảng 400-420 ngàn tấn. Gia Lai diện tích nhiều nhât trong 5 tỉnh (1,55 tr ha) nhưng phần lớn rừng núi cao của dãy đông-tây trường sơn giáp với các tỉnh miền Trung. Đắc Lắc diện tích đứng thứ hai (1,33 tr ha) tương đối bằng phẳng nên bị khẩn hoang, tàn phá nặng nhất.
Dulichgo
Phần lớn đất rừng trở thành nông trường cao su-cà phê, (252 ngàn ha và 582 ngàn ha), tổng sản lượng cà phê toàn vùng hàng năm đạt từ 1,2-1,3 triệu tấn (Đắc Lắc gần 50% diện tích và sản lượng) chiếm 90% sản lượng cà phê toàn quốc, góp phần vào 18% thị phần cà phê thế giới, đứng sau Brazin.
Hơn bốn mươi năm qua Tây nguyên tiếp nhận, giải quyết việc làm cho khoảng trên 5 triệu người, có 3/4 người nhập cư, và thế hệ con cháu họ. Hàng triệu ha đất mới vỡ hoang, tỷ lệ thuận với chừng ấy rừng biến mất.
Đồng thời với việc mang lại nguồn lợi hàng triệu tấn cà phê và sản vật nông nghiệp khác, thì hậu quả biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt. Mất rừng, đất đồi núi bào mòn, xói lỡ không chỉ gây cho người dân tại chỗ mà tai vạ trút xuống đồng bào các tỉnh ven biển miền Trung. Các tỉnh Tây nguyên đua nhau thiết lập hàng trăm dự án (DA) thủy điện như: Đắc Nông, Gia Lai, Đắc Lắc 28 DA, Lâm Đồng thời cao điểm đến 59 DA. Các huyện miền núi thuộc các tỉnh miền Trung cũng đua nhau làm thủy điện, phá rừng, ngăn chặn dòng chảy, làm đứt khúc các dòng sông vốn trường lưu thủy ngàn năm như sông Ba, sông Cái, Thu Bồn,Trà Khúc, Đa Nhim, Đồng Nai…
Dulichgo
Có nhiều dòng sông oằn mình gánh năm bảy nhà máy thủy điện như dòng Vu Gia, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai… Họ ngăn dòng Đồng Nai xây nhà máy thứ 5,6 khi đụng đến Khu Bảo tồn thiên nhiên sinh quyển thế giới Cát Tiên mới chịu dừng lại. Mấy năm gần đây, hàng trăm người dân các tỉnh ấy bị thiệt mạng, nhà cửa ruộng vườn dọc theo các dòng sông và vùng hạ du trôi ra biển. Các tỉnh và vùng đô thị nam Trung phần như: TP.Tuy Hòa (Phú Yên),TP. Nha Trang (Khánh Hòa), TP. Quảng Ngãi (Quảng Ngãi), thị xã An Nhơn (Bình Định)… vốn rất bình yên. Vậy mà mấy năm gần đây liên tiếp bị ngập lụt, “lũ chồng lũ” làm hàng trăm người thương vong, thiệt hại nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế vô cùng to lớn.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Theo một báo cáo của Ban chỉ đạo Tây nguyên hồi tháng 10/2017 (trước khi giải thể) 6 tháng đầu năm 2017 kinh tế toàn vùng tăng trưởng 7,8%, tổng sản phẩm xã hội đạt 62 ngàn tỷ. Các loại cây CN dài ngày đều tăng tốc hành như: tiêu-điều 150 ngàn ha, cao su 252 ngàn ha, cà phê 582 ngàn ha… Nếu so với kế hoạch của Bộ NN-PTNT đến năm 2020 toàn vùng dừng ở mức 530 ngàn ha, thì đã vượt thời gian và KH gieo trồng 50 ngàn ha.
Ngoài các loài cây CN dài ngày, các tỉnh còn tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các chương trình sản xuất tiêu thụ cây ngắn ngày như: rau hoa, củ quả, đậu đỗ…tăng năng suất cây trồng và vòng quay của đất lên 2-3 vụ/năm, đạt giá trị bình quân 100-200tr/ha, cá biệt có nơi 400-500tr ha. Đặc biệt các vùng trồng rau hoa ôn đới như Đà Lạt, Gia Lai đã và đang canh tác nhiều loại rau hoa mới xuất khẩu đạt giá trị kinh tế cao như Lâm Đồng có 49 ngàn ha trồng rau hoa, ¾ số ấy chuyên trồng rau ôn đới theo chương trình CNC, lắp ráp hàng ngàn ha nhà kính, mắc hệ thống tưới tiêu, chăm sóc tự động…đạt sản lượng koảng 2,1-2,2tr tấn rau thương phẩm và 3 tỷ cành hoa/năm.
Các trang trại và bà con nông dân Đắc Lắc, Gia Lai cũng chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng rau hoa, áp dụng CNC, với mức độ tăng trưởng 10-15%. Đồng thời liên kết với Đà Nẵng, Sài Gòn, các tỉnh miền Trung cung ứng hàng hóa. Gia Lai có gần 30 ngàn ha đất trồng rau, hoa sản lượng hàng năm khoảng 350 ngàn tấn rau xanh. Nhiều nhà nông, trang trại SX rau ôn đới theo kiểu CNC Đà Lạt, có hộ trồng, hàng vạn gốc hoa hồng xuất khẩu như chị Tuyết, chị Hằng Rubi…
Với đà này, năm 2018 nếu Tây nguyên tăng trưởng ở mức hiện tại (8-10%) thì có thêm hàng trăm ngàn ha rừng sẽ bị đốn hạ, nhừng đất cho sản xuất. Nếu không dừng ngay các DA thủy điện, mở rộng diện tích trồng cây CN dài ngày thì đồng bào miền Trung sẽ tiếp tục nhận hậu quả. Nếu các DACN tiếp tục mở rộng SX như Bôxít-nhôm Nhân Cơ, Tân Rai thì hậu quả ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường khó lường…
Dulichgo
Khoảng 720 ngàn ha rừng còn lại đang hiện hữu do các tỉnh Tây nguyên cai quản là mảnh đất màu mỡ, là cái đích đến cho những cuộc săn lùng, khẩn hoang, tàn phá rừng của năm 2018. Hãy giữ lấy rừng xanh, giữ lấy môi trường là thông điệp rất cần sự chia sẻ của cộng đồng, nhằm mang đến niềm an vui cho mọi người. Mùa xuân với hương hoa thơm ngát luôn mang đến cho đời bao điều tốt đẹp. Với Trường Sơn, nỗi mong chờ khắc khoải về màu xanh trùng điệp của rừng đại ngàn đang còn ở rất xa.
Theo Phạm Thái (Sở Hữu Trí Tuệ)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.