RaoVat24h
Kiến thức

KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN TIẾNG VIỆT

Advertisement


1.Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản…
a.Ví dụ:
Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản.
“Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa…) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.
Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học – lớp 8. NXB Giáo Dục 2007)
b.Các bước đọc hiểu văn bản văn học
– Đọc hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn trong văn bản văn học: tập trung vào các từ quan trọng, then chốt, được lặp đi lặp lại, các từ và thành phần câu có sử dụng các biện pháp tu từ, liên kết giữa các câu trong đoạn, các cấu trúc câu được lặp lại.
– Đọc hiểu mạch ý của đoạn văn : Chú ý về liên kết câu trong đoạn văn về hình thức và về ý nghĩa (quan hệ nhân – qua, quan hệ điều kiện, giả thiết – hệ quả, quan hệ so sánh, quan hệ đối lập, quan hệ bổ sung,…).
– Cảm nhận hình tượng văn học : cần nắm bắt các chi tiêt có ý nghĩa của hình tượng.
– Khái quát tư tưởng, quan điểm của tác phẩm và đoạn trích : Từ nội dung của bộ phận (từ, câu, đoạn) khái quát nội dung chính của tác phẩm, đoạn trích.
2. Kiến thức Tiếng Việt:
a. Những hiểu biết: về từ ngữ, chính tả, từ ngữ, cú pháp, logic, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản… Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi.
b. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
* So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật … trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
* Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
* Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
Ví dụ 1:
            Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau:
“Chúng đem bom ngàn cân 
Dội lên trang giấy trắng 
Mỏng như một ánh trăng ngần 
Hiền như lá mọc mùa xuân”
(Trang giấy học trò – Chính Hữu)
* Ta giải như sau:
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ là :
– Ẩn dụ, đối lập và so sánh.
Ẩn dụ: hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiền như…
Tác dụng: khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả.
Ví dụ 2
Tục ngữ Việt Nam có câu : Một giọt máu đào hơn ao nước lã
– Trong câu tục ngữ trên, giọt máu đào chỉ cái gì, ao nước lã chỉ cái gì?
– Chỉ ra BPTT đã được sử dụng trong câu tục ngữ trên và phân tích tác dụng của chúng
c. Xác định nghĩa của từ
*Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Có từ một nghĩa và từ đa nghĩa.
*Phân loại từ :
– Theo nghĩa của từ và chức năng sử dụng : có danh từ, động từ, tính từ,…
– Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy,…
*Cách giải nghĩa của từ :
Giải nghĩa bằng định nghĩa
Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ  loại lên trước hết và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau.
Ví dụ: 
+ “Thảo quả” (TV5- T1- Tr113): thảo quả  là một loại cây, thân nhỏ, quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị.
+ Gùi (TV5 -T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để chuyên chở đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ…
Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết. Nhất thiết các từ dùng để quy chiếu đó phải được giảng kĩ.
Ví dụ:
Cam tâm: cũng như cam lòng, nghĩa là tự kìm hãm, tự dập tắt, những tâm trạng của riêng mình để chịu đựng hay để làm một việc nào đó.   
Thịnh nộ (TV5- T1- Tr 89): là giận dữ ; là tỏ ra giận lắm, một cách đáng sợ.
Giải nghĩa theo cách miêu tả.
* Cách này có hai dạng: 
– Thứ nhất là dạng dẫn tính chất, (hiện tượng thường gặp) để giúp cho học sinh hiểu ý nghĩa của từ.
Ví dụ:
sửng sốt (TV5- T1-Tr64): ngạc nhiên cao độ, vẻ mặt có thể biến đổi khác thường như mắt mở to, lông mày nhướn lên … 
đỏ (TV5 – T1-Tr10): chỉ màu sắc có màu như màu máu tươi.
– Thứ hai là đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như các từ láy sắc thái hóa, hoặc từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa, một mặt vừa phải kết hợp cách giảng theo định nghĩa, mặt khác phải dùng lối miêu tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy một sự vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao cho nổi bật lên các nét nghĩa chứa đựng trong từ. 
Ví dụ: vật vờ: lay động nhẹ, yếu ớt, như không có sức mạnh chống đỡ từ bên trong, mặc cho sức mạnh bên ngoài kéo đi, lôi lại như cây cỏ dài lay động trong làn nước nhẹ.
Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng này
Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt. Việc giải nghĩa từng tiếng rồi khái quát nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh cơ sở nắm vững nghĩa từ.
Ví dụ: 
Trí dũng song toàn: (TV5- T2- Tr56) : trí là mưu trí. dũng là dũng cảm. Trí dũng song toàn là vừa mưu trí vừa dũng cảm.
+ Nhân chứng(TV5 – T2- Tr56): nhân là chỉ người. chứng là chứng thực sự việc. Nhân chứng là người làm chứng.
Từ đa nghĩa (cách gọi khác từ nhiều nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. 
Trong cách phân chia này người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Khái niệm nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa phái sinh là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc.
Ví dụ :
1) Đọc các chú thích dưới đây và cho biết cách giải thích nghĩa của từng trường hợp.
– Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
– Quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).
– Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài (sứ: người được vua hay nhà nước phái đi để đại diện; giả: kẻ, người).
– hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.
– Tre đằng ngà: giống tre có lớp cật ngoài trơn, bóng, màu vàng.
Gợi ý: các từ quần thầnsứ giảtre đằng ngà được giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị; các từ ghẻ lạnhhoảng hốt được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
2) Hãy điền các từ học hỏi, học tâp, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp:
– …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– …: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– …: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).
Gợi ý: Theo thứ tự các câu cần điền các từ: học hành, học lỏm, học hỏi, học tập.
3) Điền các từ trung giantrung niêntrung bình vào chỗ trống trong các chú thích sau sao cho phù hợp.
– …..: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– …..: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– …..: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
(trung bìnhtrung giantrung niên)
4) Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:
– giếng
– rung rinh
– hèn nhát
Gợi ýgiếng là hố đào thẳng đứng, sâu và lòng đất, thường để lấy nước; rung rinh là rung động nhẹ và liên tiếp; hèn nhát là thiếu can đảm đến mức đáng khinh.
5*) Nhận xét về cách hiểu nghĩa của từ mất của nhân vật Nụ trong truyện sau:
Thế thì không mất
Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:
– Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không, cô nhỉ?
Cô Chiêu cười bảo:
– Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!
Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:
– Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.(Truyện tiếu lâm Việt Nam)
Gợi ý: Hãy so sánh và tự rút ra nhận xét:
– mất hiểu theo ý của nhân vật Nụ là: không biết ở đâu (vì không mất tức là “biết nó ở đâu rồi”).
– mất: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.
d.Xác định các thành phần của câu :
– Các thành phần chính :
+ Chủ ngữ : là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thai,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?Con gì?cái gì? Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.
+ Vị ngữ : là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì? như thế nào? hoặc là gì? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ : Tôi / đã làm xong bài tập
              C                   V
– Các thành phần phụ :
+ Định ngữ : là thành phần phụ trong câu tiếng Việt, nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ), nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V
Ví dụ :  Chị có mái tóc đen (“đen” là định ngữ bổ nghĩa cho danh từ “mái tóc”)
+ Bổ ngữ : là thành phần phụ thường đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ bboor nghĩa cho động từ hay tính từ đó góp phần tạo nên cụm động từ, cụm tính từ.
Ví dụ : Gió đông bắc thổi mạnh(“mạnh” là bổ ngữ bổ nghĩa cho động từ “thổi”  )
+ Trạng ngữ : là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức…để biểu thị các ý nghĩa tình huống : thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,…Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
            Ví dụ : Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm quê ngoại (Trạng ngữ chỉ thời gian)
                        Trước cổng trường, từng tốp học sinh tíu tít ra về (Trạng ngữ chỉ địa điểm)
                        Vì muốn mẹ đỡ vất vả, con bé dậy sớm thổi cơm giúp mẹ (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
                        Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải phấn đấu và rèn luyện tốt (Trạng ngữ chỉ mục đích)
                        Với giọng nói từ tốn, bà tôi kể lại thời thơ ấu của tôi (Trạng ngữ chỉ cách thức)
– Các thành phần biệt lập :
+ Thành phần gọi đáp :
Ví dụ :
– Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
+ Thành phần phụ chú :
– Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
– Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
e. Xác định các phong cách chức năng ngôn ngữ :

PCNN
sinh hoạt
PCNN  nghệ thuật
PCNN báo chí
PCNN 
chính luận
PCNN
khoa học
PCNN hành chính
Thể loại văn bản tiêu biểu
– Ngôn ngữ nó trong hội thoại hằng ngày
– Dạng viết: thư từ, nhật kí, tin nhắn…
– Thơ ca, hò, vè,…
– Truyện, tiểu thuyết, kí,…
– Kịch bản,…
– Bản tin
– Phóng sự
– Tiểu phẩm
– Phỏng vấn,…
– Cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố,…
– Bình luận, xã luận,…
– Chuyên luận, luận án, luận văn,…
– Giáo trình, giáo khoa,…
– Sách báo khoa học thường thức,…
– Quyết định, biên bản, báo cáo, chỉ thị, nghị quyết,…
– Các loại văn bằng, chứng chỉ,…
– Đơn từ, hợp đồng,…
Các đặc trưng cơ bản
– Tính cụ thể
– Tính cảm xúc
– Tính cá thể
– Tính hình tượng
– Tính truyền cảm
– Tính cá thể hóa
– Tính thông tin thời sự
– Tính ngắn gọn
– Tính sinh động, hấp dẫn
– Tính công khai về quan điểm chính trị
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
– Tính truyền cảm, thuyết phục
– Tính khái quát, trừu tượng.
– Tính lí trí, lôgic
– Tính khách quan, phi cá thể
– Tính khuôn mẫu
– Tính minh xác
– Tính công vụ
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468