RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Kinh nghiệm du xuân Yên Tử

Advertisement

Mùa hội du xuân về vùng đất Phật Yên Tử đã bắt đầu. Một số kinh nghiệm chia sẻ để du khách có chuyến đi đầu năm thuận lợi.
Quần thể di tích và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với vị vua từng hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông Trần Nhân Tông. Ông từ bỏ ngai vàng, khoác áo tu hành và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử – dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam.

Yên Tử là dải núi cao thuộc vùng Đông Bắc với hệ động thực vật phong phú và được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Xen kẽ đó là hệ thống chùa, tháp với kiến trúc cổ. Trong lịch sử, Yên Tử là một trong những trung tâm Phật giáo lớn, khu du lịch văn hóa tâm linh, thắng cảnh lớn của cả nước, thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm.

Hội xuân Yên Tử đã chính thức khai mạc ngày 28/2 (mồng 10 Tết) và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Để có chuyến du xuân an lành,thuận lợi, du khách có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm rồi đưa ra lịch trình hợp lý cho bản thân.

Một số vật dụng cần thiết

Trang phục: Yên Tử là chốn chùa chiền linh thiêng, du khách nên chọn trang phục kín đáo, trang nhã với chất liệu co giãn tốt. Không nên mặc đồ jean và những trang phục bó sát khiến di chuyển khó khăn. Do phải vượt qua 6 km đường bậc thang nên một đôi giày thể thao là vật dụng rất cần thiết. Bạn nên mang theo một chiếc balo nhỏ để chứa một số vật dụng gọn nhẹ.

Nước uống: Di chuyển nhiều nên cơ thể bạn rất cần nước. Nếu đi bộ, mỗi người cần khoảng 1 lít nước. Đi cáp treo, khách chỉ nên mang theo chai nước nhỏ 0.5 lít.

Gậy: Nếu đi bộ,bạn nên mua gậy chống, đỡ đau lưng và mỏi chân. Nhưng nếu sử dụng cáp treo thì không nên mua vì không được mang vào trong.

Đồ kỹ thuật số: Để ghi lại những khoảnh khắc đẹp không thể thiếu những chiếc điện thoại, máy ảnh cầm tay. Trên đỉnh Chùa Đồng vẫn có thể lên mạng bình thường vì có xe cột sóng di động dưới chân núi.

Đường đi

Vào mùa hội, những tuyến xe bus tới Yên Tử khá đông và chật chội. Nếu di chuyển bằng xe khách, bạn có thể đón xe đi Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và dừng ở đường Yên Tử hay đền Trình Yên Tử với tổng chiều dài chặng đường 125 km. Điểm dừng ở đường Yên Tử đến chân núi dài gần 10 km. Từ điểm này tới ga cáp treo chừng 500m. Nếu không muốn đi bộ, du khách có thể đi xe điện với phí 10.000đồng/người.

Phương tiện đi lại ở Yên Tử:

Đi bộ: Leo núi khá vất vả với đoạn địa hình đồi núi dài chừng 6km nhưng mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m đến suối Giải Oan – nơi hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó, bạn sẽ leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian cho cuộc hành trình sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng nếu không phải thời điểm mùa hội.

Đi cáp treo: Hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những cáp treo hiện đại nhất Việt Nam với chiều dài 1.2 km ở độ cao 450 m. Đi cáp treo cũng là trải nghiệm rất thú vị để du khách được ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình mất khoảng 4 tiếng.

Điểm tham quan:

– Chợ Yên Tử: nằm ngay dưới chân núi. Du khách có thể ghé qua đây mua một số thực phẩm cần thiết trước khi bắt đầu chuyến thăm.

– Khe Sú – thung lũng Yên Tử với cảnh đẹp của những ruộng lúa thanh bình. Đây là nơi du khách được thả hồn về với thiên nhiên khoáng đạt.

– Thiền Viện Trúc Lâm: Tọa lạc ở ngọn đồi dưới chân Yên Tử.

– Suối Giải Oan, chùa Giải Oan; là nơi gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ trẫm mình dưới nước. Vua Trần Nhân Tông đã lập ra chùa để giải oan cho linh hồn các cung nữ.

Một số chùa, am nổi tiếng nằm trong danh thắng Yên Tử như am Lò Rèn, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, am Ngọc Vân, chùa Bảo Sái, chùa Vân Triều… đều là những điểm du lịch văn hóa Phật giáo hấp dẫn. Chặng dừng cuối cùng là chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Chùa quay hướng Tây Nam trên diện tích khoảng 20 m2 theo dáng một bông sen nở. Đây cũng là công trình Phật giáo làm bằng đồng lớn và ấn tượng nhất Việt Nam.

Đặc sản Yên Tử:

Nhiều đặc sản núi rừng ở nơi đất Phật “mê hồn” du khách. Bạn có thể chọn mua ngay tại chợ Yên Tử dưới chân núi về làm quà cho người thân, bạn bè như măng trúc, rượu mơ, mật ong rừng, dầu Tiên Yên Tử, trầu một lá….

Ẩm thực Yên Tử:

Măng trúc luộc chấm muối vừng là món ăn đặc biệt chỉ có ở vùng đất Yên Tử. Là nơi đất Phật nên các phật tử còn có thể thưởng thức nhiều món chay hấp dẫn tại các quán hàng ven chân núi. Sau khi trải qua cuộc hành trình dài, đừng quên nếm thử món canh gà rượu Bâu thơm nức và ấm lòng.

Theo Dân Trí
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468