RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Làm nội dung trên Fanpage như thế nào thì tốt?

Advertisement

Facebook Marketing ở Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các fanpage với mục đích phục vụ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, tài liệu tìm hiểu tiếng Việt còn hạn chế, nên việc làm và sử dụng Facebook trong Marketing chỉ trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều hạn chế.

Nhiều người ra rả nói “Content is king”, nhưng làm content – nội dung trên Fanpage của Facebook cụ thể thế nào là đúng, thì chưa có tài liệu nào viết đủ.

Trong phạm vi bài viết này, như một lời cảm ơn đến những người đã theo dõi và ủng hộ mình trong suốt thời gian qua, sẽ là những thông tin sâu về cách làm nội dung trên một fanpage theo từng nhóm sản phẩm, từng nhóm thiết bị truy cập dựa trên kinh nghiệm & kiến thức của mình về lĩnh vực này. Hy vọng nó sẽ hữu ích ít nhiều cho các bạn.

1. Phát triển content trên Facebook là làm những gì?

“Tuyển content fanpage”, cụm từ ấy không quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Content Creator hay Người tạo nội dung chính là những người sẽ tạo nội dung cho 1 fanpage.

Content được tạo ra bao gồm tất cả những nội dung như hình ảnh, âm thanh, câu chữ, khởi tạo sự kiện, trả lời tin nhắn & bài viết trên tường…Tất cả những nội dung ấy nhằm định hướng người dùng vào hành vi mong muốn theo mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Một content creator giỏi, không chỉ là một người viết giỏi mà còn là người có tư duy marketing, có khả năng định hướng người dùng theo mục đích thông qua câu chữ và hình ảnh tại fanpage.

2. Tại sao cần quan tâm đến content

Tất cả các hoạt động quảng bá fanpage như tăng like, tổ chức event, in link của fanpage lên giấy tờ hoặc thậm chí đưa vào các TVC đều chỉ làm được công việc dẫn người dùng đến fanpage, còn việc có like hay không, có mua hàng hay không, đều do content quyết định.

Trên Facebook Marketing, doanh nghiệp và người dùng có cầu nối để tương tác nhanh nhất. Đó cũng là nơi các yếu tố tiềm ẩn tạo khủng hoảng tồn tại nhiều nhất. Facebook Fanpage là kênh đại diện của thương hiệu, lẽ dĩ nhiên nó phải được chăm lo chu đáo. Không ai muốn Fanpage thương hiệu của mình có những bài đăng như thế này:


Rất tiếc cho FPT vì có 1 bạn làm content không hiểu gì về thương hiệu. Đây cũng chính là lí do tuyển content hay làm content không phải trò đùa.

3. Làm content thế nào cho hiệu quả?


3.1. Những quy chuẩn về content của Facebook.


Tất cả các quy định chung của Facebook đối với người làm content đều được Facebook Public, các bạn có thể xem ở 3 link sau:
https://www.facebook.com/legal/terms .
https://www.facebook.com/page_guidelines.php
https://www.facebook.com/communitystandards

Vi phạm các quy định trên, Facebook có thể block fanpage mà không báo trước, như thế này:


Facebook block dù page bạn có 1000 fans hay 1 triệu fans, vì thế, lời khuyên duy nhất của mình cho các bạn là đừng đùa với họ trên những page bạn không muốn bị block. Mới đây, Teens Only, 1 fanpage 4 triệu fans đã bị block chỉ vì tội up hình ảnh thương tâm để câu like. Đó cũng là tiếng chuông thể hiện sự nghiêm khắc của Facebook đối với những nội dung đăng tải tại đây.


(Ảnh: Page 300k fans bị block vì đăng 1 số nội dung vi phạm quy định của Facebook)


3.2. Lập 1 kế hoạch Content (plan content) chi tiết

3.2.1 Plan chung:

Plan chung là plan dùng để định hướng nội dung fanpage theo thời gian dài, thông thường làm trong 1 năm hoặc theo các quý. Plan chung thường bao gồm các mục nhỏ sau, trình bày mỗi mục trong một hoặc một vài slide:
1. Định hướng chung (Brief Recap)
2. Mục tiêu (Objective)
3. Khách hàng mục tiêu (Target Audience)
4. Phân tích khách hàng mục tiêu (The Insight)
5. Điểm nhấn (The Touch Point)
6. Định hướng fanpage chung (Fanpage Concept): dựa trên các phân tích từ 1 đến 5 để đưa ra định hướng
7. Thông điệp (Tone & Mood): Nội dung chính & màu sắc chủ đạo của fanpage
8. So sánh với đối thủ cạnh tranh (Compare with competitors)
9. Định hướng nội dung (Content Direction)
10. Content Management 
11. KPI & Cost

3.2.2. Plan chi tiết theo tuần

Sau khi có plan chung, cần phải có plan chi tiết theo từng ngày: Đăng gì, đăng thế nào. Việc làm plan theo từng ngày sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nội dung thông tin truyền đi không bị sai lệch và đúng theo định hướng ban đầu.
(Minh họa: Một slide trong plan content theo tuần)
Việc tồn tại một plan chi tiết như thế này sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro, một trong những rủi ro là:
– Người làm content không hiểu về thương hiệu, truyền sai thông điệp trên mạng xã hội.
– Người làm content không hiểu về sản phẩm, truyền sai thông điệp.
– Người làm content đăng tải thông tin thiếu chính xác.
– Người làm content đăng tải thông tin thiếu nhất quán theo định hướng ban đầu
….
Một trong những lí do của việc tồn tại plan content chi tiết theo ngày, là để tránh những content mù quáng thế này:
(Minh họa: Content trên fanpage của một đơn vị thiết kế web)

Làm nội dung trên fanpage là đại diện thương hiệu nói chuyện với người dùng, định hướng họ hành động theo mong muốn của chúng ta. Làm content fanpage phải theo định hướng marketing chung, tuyệt đối không được làm hỏng thương hiệu. Lan truyền nội dung không đúng định hướng, không tạo lợi ích cho thương hiệu, vào nhóm khách hàng không phải mục tiêu là lan truyền vô nghĩa.

3.3. Đăng tải content đảm bảo theo thuật toán Edgerank.

Mỗi ngày, trên Facebook 1 người có hàng trăm bạn bè vào đăng mới, làm sao để người này thấy bài mà người kia không thấy, Edgerank là thuật toán giải quyết điều này.

Một số người nói, Facebook đã đổi thuật toán, vv & vv ….nhưng với cá nhân mình, Edgerank vẫn có nguyên giá trị của nó.

(Lưu ý rằng, tất cả những thông tin trên mạng về các thuật toán của Facebook đa phần đều là đồn đại chứ không phải từ Facebook. Đừng nghe, hãy thực nghiệm để kiểm chứng những gì người ta đồn đại).


Tại sao phải đăng đảm bảo theo Edgerank? Vì Edgerank quyết định đến số người nhìn thấy bài đăng (reach). Với bất kỳ mục đích nào, dù bán hàng hay traffic, người ta vẫn phải nhìn thấy thì mới tạo hành vi.
(Nếu ai chưa biết đọc về chỉ số, các bạn có thể xem thêm về reach tại bài blog cũ http://lybau.blogspot.com/2013/07/chi-so-nao-can-e-tam-khi-xem-xet.html – vẫn nguyên giá trị)

Edgrank được đo bằng 3 tham số:
U: User, tỷ lệ giữa số người dùng tương tác/ số người dùng nhìn thấy
W: Weight, trọng số giữa các loại hình tương tác, comment có giá trị tốt nhất trong các loại tương tác.
D: Decay , độ trễ của tương tác mới nhất và tương tác gần nhất trước đó.

Đăng bài là phải có người xem, muốn có người xem thì phải giữ Edgerank tốt.

Một số cách làm content để giữ chỉ số Edgerank:

– Đăng content câu comment: Chủ yếu là content ở dạng câu hỏi, người dùng tham gia trả lời sẽ đẩy W lên cao và đẩy U lên cao. Đồng thời, họ sẽ bị cuốn vào vòng Edgerank giữa người dùng và fanpage. Làm như vậy trong thời gian dài, tương tác ở fanpage sẽ luôn đảm bảo. (Tham khảo ví dụ về cách đặt câu hỏi tại page bán hàng https://www.facebook.com/didongthongminh )

– Like comment của người dùng: Người dùng bị Facebook thông báo admin đã like comment -> họ sẽ quay vào page xem -> vòng edgerank của họ và fanpage tiếp tục hoạt động.
Cứ 1 ngày 1 lần, admin vào fanpage like tất cả comment của người dùng, hiệu ứng sẽ rất tốt vì luôn khiến người dùng vào lại page, vòng edgerank luôn được duy trì.

3.4. Đăng tải content theo thời gian và loại hình phù hợp người dùng.


Dạng content:


Ở mỗi fanpage, tùy theo cách tăng like và nguồn like, tùy theo định hướng đăng tải, cộng đồng sẽ có những thói quen khác nhau, ngay cả dạng content họ thích xem cũng khác nhau.


(Nguồn : Ảnh từ bài đăng cũ của mình tại page www.facebook.com/lybausocialmedia)

Tùy theo mục đích của mình, bạn cần chọn cách tăng like phù hợp để tạo nên những cộng đồng có hành vi riêng đúng theo định hướng của mình.


Thời điểm đăng bài:


Ở mỗi fanpage, khi vào insight bạn sẽ thấy đời điểm có nhiều người online nhất.



Sau 3 so sánh nhỏ, có thể thấy peak time cơ bản trên Facebook là 12h trưa và 9h tối.

Đăng bài giống như ném một nắm cát, hãy ném để gió lớn đến, nắm cát đã bay ra và kịp gặp gió để lan rộng. Nếu gió qua mới ném, hoặc gió đến nơi mới ném, thì nắm cát sẽ không lan ra rộng nhất được.

Thời điểm đăng bài tốt nhất, vì thế, không phải peak time, mà là thời điểm đăng tải để kịp khuyếch đại khả năng viral khi đến peak time.


3.5. Một số đặc điểm cơ bản từ nguồn like và hành vi người dùng:

Like từ apps, like ẩn = thích click vào website
-> Nên đăng nội dung dạng link và hình ảnh
(Like từ apps và like ẩn, ở 1 góc độ nào đó, có những giá trị nhất định, bài viết sau mình đề cập sâu vào vấn đề này)

Like từ set chéo, via = thích đọc truyện, status
-> Nên đăng nội dung dạng text, truyện ngắn.
(Đây là lí do những trang như Mật ngữ 12 chòm sao, Những truyện ngắn hay, có rất nhiều comment từ điện thoại).

Like qua invite bạn bè = tỷ lệ xuất hiện hành vi mua hàng/ lượng like cũ cao nhất
-> Nên sử dụng cách này khi mới phát triển fanpage bán hàng.

 Trong phạm vi bài viết này, do thời gian có hạn, mình không thể viết được chi tiết về cách training người dùng và tìm kiếm nguồn người dùng theo thiết bị, nếu có thời gian mình sẽ viết thêm nhé mọi người.

Từ cách tăng like, content creator sẽ đăng tải nội dung phù hợp với nhóm fans của mình, và hiệu quả thu lại có thể như thế này:


(Minh họa: Fans comment ở bài đăng của page định hướng cho người dùng từ điện thoại – đa phần comment qua điện thoại)

3.6. Những loại nội dung câu comment cơ bản & hữu dụng.

– Câu hỏi IQ đơn giản
– Câu hỏi nhanh mắt
– Câu hỏi chọn lựa
– Câu hỏi về địa danh
– Câu hỏi về tuổi thơ

Lưu ý: Câu hỏi đặt ra là để có câu trả lời, đừng hỏi quá khó.

Ví dụ:

Câu hỏi lựa chọn:



Câu hỏi IQ Test:

Dạng 1: Điền vào chỗ trống



Dạng 2: Tìm đường – mê cung



Dạng 3: Nhanh mắt:


Dĩ nhiên, với những kịch bản trên, bạn sẽ phải tư duy để lồng ghép thương hiệu sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là những nội dung thú vị, đảm bảo không vi phạm quy định của Facebook.

3.7. Các bước tạo 1 content trên Fanpage

Thông thường, content creator ở Việt Nam chỉ làm 3 bước:

Tìm nội dung -> Đăng tải -> Quảng bá -> Kiểm tra và phản hồi.

Trên thực tế, từ ví dụ của các bài đăng trên Cocacola, bạn có thể thấy các bước khởi tạo của content sẽ bao gồm:

Lên ý tưởng -> nháp nội dung -> thiết kế -> đăng tải -> quảng bá -> kiểm tra phản hồi.

Biết một chút về design sẽ giúp bạn hoàn thiện mảng content hình ảnh cho fanpage của mình. Phải nhớ rằng, làm content trên fanpage không chỉ là gõ text.

3.8. Một số lưu ý:

– Content dùng tiếng Việt hoàn toàn, đừng sính ngoại.
– Viết caption rõ nghĩa, dễ hiểu, ngắn gọn.
– Thể hiện ý chủ đạo ngay ở câu đầu tiên.
– Luôn phản hồi lại người dùng.
– Nhân xưng: Mình & bạn, admin & các bạn, không dùng cách xưng hô riêng vùng miền với các fanpage tập khách hàng rộng ( vd: Không nên xưng cậu & tớ nếu là fanpage cho người dùng toàn quốc).

4. Lời kết

Mặc dù rất muốn viết sâu hơn về content trên fanpage, nhưng thời gian có hạn nên không viết hết được. Mình hy vọng những điều chia sẻ bên trên sẽ hữu dụng đối với mọi người. Có gì không hiểu mọi người hỏi tại đây hoặc :
Profile: www.facebook.com/lybauvn

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468