(BQN) – Đến xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa không khó để nghe thấy được tiếng gõ lốc cốc của người thợ luôn tay đổ bánh ra khỏi khuôn; tiếng máy xay bột chạy ầm ầm và đặc biệt là mùi thơm quyến rũ; hấp dẫn của bột nếp; đậu xanh. Thứ bánh in ngon, ngọt dù giá trị chưa tới 10.000 đồng nhưng đã giúp nhiều người dân tại xã Nghĩa Hòa có thêm thu nhập ổn định; đồng thời duy trì được nghề truyền thống của quê hương.
Theo chị Võ Thị Hiếu – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nghĩa Hòa, hiện nay xã có hơn 20 hộ sản xuất, duy trì làng nghề. Mỗi mùa Tết; các cơ sở sản xuất từ 5 – 15 tấn bánh phục vụ thị trường. Nhờ nghề làm bánh in mà nhiều hộ dân thoát nghèo, nuôi con cái ăn học thành người.
Dù hiện nay, nhiều loại bánh du nhập trên thị trường nhưng bánh in Nghĩa Hòa vẫn được nhiều người ưa chuộng; mua biếu người thân tận Sài Gòn, Huế, Hà Nội…
Dulichgo
Học nghề từ năm 25 tuổi, tiếp nối nghề làm bánh in truyền thống của Nội, nay bà Thái Tuyết Dung đã bước sang tuổi 50. Đến nay, hiệu bánh Phương Chi của bà nức tiếng thơm ngon, là thương hiệu duy nhất của xã được cung ứng sang thị trường nước ngoài.
Bánh in Nghĩa Hòa có nhiều loại như bánh in nếp, bánh in đậu xanh, bánh in có nhân đậu… nhưng phổ biến nhất là bánh màu trắng và vàng. Bánh ở đây có vị ngọt thanh của đường, thơm dẻo của bột nếp và bùi bùi của đậu xanh…
Hầu hết các công đoạn sản xuất bánh in nơi đây đều được thực hiện thủ công, giữ trọn vẹn hương vị bánh truyền thống của quê hương.
Dulichgo
Những ngày này, nhiều cơ sở làm bánh phải huy động khá đông người làm. Mỗi người, một công đoạn khác nhau để hoàn thành số lượng bánh theo đơn đặt hàng cho thị trường rằm, mồng một và cận Tết.
Theo P.Tiên (Báo Quảng Ngãi)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.