(HRI) – Nhắc đến nghề mộc ở Hội An người ta không thể không nhắc đến làng mộc Kim Bồng. Làng mộc Kim Bồng nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia bờ con sông Hoài. Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm.
< Làng Mộc Kim Bồng toạ lac ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An.
Nghề mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người Việt đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh vào khai khẩn vùng đất Cẩm Kim – Hội An thời bấy giờ. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An.
< Những tiếng đục, cốc cốc, keng keng trở thành một phần cuộc sống của người dân.
Dulichgo
Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc.
< Con trâu, người nông dân, cây tre, con đò hay cả những đồ vật dụng dùng trong sinh hoạt gia đình. Tất cả được chạm khắc bởi những hoa văn, hoạ tiết hoa lá cành giản dị, đậm chất văn hoá của con người Hội An…
Ngày nay, dấu ấn mộc Kim Bồng còn thể hiện rõ nét trên các ngôi nhà cổ, chùa, hội quán, nhà thờ tộc ở Hội An với những đường nét chạm trổ tinh vi, đẹp mắt.
< Đi tham quan một vòng làng Mộc Kim Bồng, du khách cũng sẽ thấy phía Tây làng chuyên hàng mỹ nghệ. Còn phía Đông đóng tàu thuyền.
Dulichgo
Cũng như ngày xưa, mộc Kim Bồng chuyên về xây dựng nhà cửa và đóng tàu. Cùng với sự phát triển du lịch, một bộ phận nghệ nhân mộc Kim Bồng chuyển sang làm mộc mỹ nghệ để phục vụ khách du lịch. Đó là các loại tượng gỗ và đồ dùng phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
Gỗ để làm tượng trước tiên phải được phơi khô để tránh cho tượng bị nứt nẻ sau này. Sau đó gỗ sẽ được cưa theo hình dáng và kích thước tương ứng với sản phẩm cần làm.
Đối với loại tượng có kích thước lớn thì người thợ ghép nhiều khúc gỗ lại với nhau đó là dùng bột gỗ để trít các khe hở. Tiếp theo là giai đoạn tạo dáng. Người thợ dùng đục đẽo để tạo dáng tổng quát của tượng sau đó sẽ đi dần vào các chi tiết như tay chân, mắt, mũi, miệng…
Dulichgo
Cuối cùng là giai đoạn đánh bóng tượng. Tượng sau khi được đánh bóng trông sẽ đẹp mắt hơn nhờ vào mặt gỗ nhẵn thín sạch sẽ, nổi rõ từng vân gỗ.
Các nhân vật được tạc tượng thường là một nhân vật thuộc tín ngưỡng dân gian như : Quan công, Phúc Lộc Thọ, Đạt ma sư tổ, Thập bán La hán, Bồ Tát Di Lặc…
Theo HRI.vn
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.