RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Lễ A Pier của đồng bào Tà Ôi – Pa Cô ở Huế

Advertisement

Trước khi bước vào mùa gieo hạt, đồng bào Tà Ôi – Pa Cô thường tổ chức nghi lễ đánh thức hạt giống để cầu khấn các vị thần linh, thần sông, thần núi phù hộ cho con người gieo trồng thuận lợi, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chuẩn bị đánh thức hạt giống

Theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đồng bào Tà Ôi – Pa Cô cho rằng các đấng thần linh (Yang) đều ngự trị trên tất cả những mảnh nương, con suối. Họ luôn tin vào sự bảo vệ chở che của các Yang với buôn làng của mình. Trong tín ngưỡng nông nghiệp đồng bào luôn thể hiện sự tôn thờ thần Núi, thần Sông và đặc biệt là thần Lúa để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chính vì lẽ đó, hàng năm đồng bào Tà Ôi – Pa Cô thường tổ chức lễ A Pier trước khi bà con trỉa lúa, gieo hạt trên nương.

Bởi họ quan niệm nếu không làm lễ cúng này thì thần Lúa sẽ không thức dậy mùa màng không tốt tươi, sẽ bị con sâu con mọt, phá hoại, vậy nên việc làm lễ cúng thần là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Tà Ôi – Trưởng làng sẽ họp làng lại và chọn ngày giờ tốt để chọn mảnh đất cho nghi lễ gieo hạt. Sau khi họp bàn và chuẩn bị đất xong họ sẽ cùng nhau cải tạo mảnh đất đó thành những mảnh nhỏ để chuẩn bị cho nghi lễ gieo hạt. Khi đất đã được chọn lựa và cải tạo, đồng bào Tà Ôi – Pa Cô tiến hành một cây nêu tại khoảnh đất đó và chọn giờ làm lễ cúng.
Dulichgo
Lễ vật dâng cúng trong lễ A Pier bao gồm 1 con heo, 1 con gà, 1 ché rượu cần, gạo nếp, bánh, mía, 5 loại hạt giống (lúa, ngô, lạc, đậu, mè). Sau khi lễ vật chuẩn bị xong, họ sẽ thịt heo và dâng lên cho Yang phần đầu và thịt ngon nhất để thể hiện lòng thành, cùng với đó là máu tươi được lấy từ con heo. Theo nghi thức, gà được luộc chín đặt cạnh ché rượu cần đặt sẵn bên cột cây nêu cùng những chiếc bánh a quát. Đặc biệt vật dụng không thể thiếu được là các loại hạt giống đã được các gia đình chuẩn bị sẵn.

Ông Hồ Văn Hạnh (già làng người Pa Cô huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết: Khi đến dự lễ, đồng bào Pa Cô – Tà Ôi thường chỉ cần mang theo hạt thóc giống mà không cần phải mang các loại hạt giống khác, bởi đồng bào quan niệm thần Lúa là đại diện cho tất cả các loại cây trồng. Lúa là lương thực chính nuôi sống con người.

Độc đáo nghi lễ đánh thức hạt giống
Dulichgo
Khi lễ vật đã được chuẩn bị xong các gia đình đồng bào Tà Ôi – Pa Cô cùng ngồi quanh cây nêu thể hiện lòng thành kính, Trưởng làng thắp nén hương và bắt đầu lễ cúng trên nhà Rông: “Ơi Yang, hôm nay chúng con cùng tất cả những gia đình trong buôn có mặt tại đây báo cáo với Yang rằng, cho đến giờ phút này mùa vụ mới đã bắt đầu mong thần hãy thức dậy đừng ngủ nữa.

Đã đến lúc chúng ta cùng nhau đi ra rẫy để chuẩn bị cho một mùa gieo hạt, trỉa lúa mới. Thần không còn thời gian để ngủ nữa đâu, hãy yêu mến con người, hãy yêu thương buôn làng, hãy chứng giám cho buôn làng bằng những lễ vật mà chúng con dâng cúng lên Yang, có gà, có rượu, có xôi, có bánh và có thịt… xin Yang hãy thức tỉnh để nảy mầm xanh tốt, lớn đều, lớn nhanh, hạt chắc, hạt đều… mang lại một mùa màng bội thu và ấm no cho cả buôn làng. Ơ Yang!”.

Sau khi lễ cúng trong nhà được hoàn tất, thầy cúng cùng toàn thể dân làng di chuyển ra mảnh đất đã chọn và tổ chức lễ cúng ngoài rẫy. Lễ vật dâng cúng bao gồm: gà, heo, rượu, bánh, mía và tiết heo tươi theo nghi thức.

Khi di chuyển ra đến mảnh rẫy đã lựa chọn. Trưởng làng lấy một chiếc chiêng la cho những hạt giống vào đó và đánh thức hạt giống bằng những tiếng chiêng – âm hưởng của núi rừng. Đồng bào Tà Ôi – Pa Cô quan niệm chỉ khi hạt giống được đánh thức thì mới có thể nảy mầm, lên đều và lên đẹp. Cùng lúc đó, những gia đình có hạt giống đã được bỏ sẵn trong giỏ và đeo bên hông, họ đứng theo từng hàng trên những mảnh đất được chia sẵn cho từng loại hạt.
Dulichgo
Lúc này, Trưởng làng bắt đầu đọc lời cúng các vị thần chứng giám cho buôn làng với mong muốn, mưa thuận gió hòa, lúa mọc lên xanh tốt, không bị con sâu con mối phá hoại cũng như các hạt giống sẽ lên đều, lên xanh, lên đẹp…

Sau khi lời cúng của Trưởng làng kết thúc thì cũng là lúc các hạt giống sẽ được gieo xuống đất trước sự vui mừng của cả buôn làng. Họ vừa gieo hạt vừa hát ru cho thần Lúa, mong thần hãy luôn yêu thương con người, quý mến buôn làng mà nhanh nảy mầm xanh tốt, xen lẫn những bài hát ru là những tiếng chiêng, trống rộn ràng báo hiệu một mùa vụ tốt tươi ở phía trước.

Hạt đã được gieo xong, đồng bào Tà Ôi – Pa Cô cùng nhau rào lại cẩn thận cho thửa rẫy đã được chọn và theo dõi chứng kiến kết quả. Lễ kết thúc mùa gieo hạt được tổ chức tại bến nước của làng. Những người phụ nữ đại diện cho các gia đình sẽ mang giỏ đựng thóc giống của gia đình mình xuống bến nước. Họ nhúng những chiếc giỏ này xuống nước, nhưng chỉ nhúng một nửa. Họ làm vậy để xin thổ địa giữ độ ẩm cho hạt giống nảy đều.
Dulichgo
Xong lễ A Pier của cả làng, các gia đình bắt đầu chọn ngày gieo cấy trên nương của mình. Không bắt buộc phải gieo vào ngày nào nhưng cũng không được quá chậm trễ, vì sẽ không theo kịp mùa vụ. Khoảng nửa tháng sau, chủ làng sẽ tìm hiểu xem các gia đình đã trồng trỉa xong chưa, nếu đã xong, làng lại tổ chức một lễ nhỏ kết thúc mùa gieo hạt.

Theo KhamphaHue
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468