(Tiếp theo) – Phước Tuy, một địa danh mình đã nghe, đã biết từ ngày còn nhỏ xíu (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu) bây giờ nhắc lại cũng vẫn thấy khá thân quen.
< Ven đường Hương lộ 2 vắng hoe. Tháo pin sạc từ hôm qua, quên canh lại giờ nên thời gian của ảnh trật lất. Vậy nhưng ta cũng có thể so với ảnh của alô, lúc ni khoảng gần 6h ngày 30/10. Đèn đường vẫn còn sáng hè?
Phước Tuy (1956-1975) là tên cũ của một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và Vũng Tàu, sau thêm quần đảo Trường Sa. Tỉnh lỵ đặt tại Phước Lễ (nay là thành phố Bà Rịa)…
< Núi ở phía chân trời chính là núi Dinh. Nếu tính theo đường chim bay thì cách nơi mình đứng khoảng 6km3.
< Mình thích nhìn những rặng núi xa xa nhưng để nhìn và thấy ở Sàigòn không dễ. Vậy nhưng nếu 1 ngày tốt trời (tốt trời nhé!): Buổi sáng đứng trên đỉnh cầu Phú Mỹ ta có thể nhìn thấy Núi Thị Vải, núi Dinh ở hướng Đông Đông Nam và những núi gì khác nữa ở hướng Đông Đông Bắc, hướng Bắc Đông Bắc… Chả dám khẳng định là núi gì vì Gia Lào cách nơi đứng đến 70km nhưng núi Châu Thới thì rất có thể vì chỉ xa tầm 20km.
< Nửa kia ‘thực thi quyền hạn’ bằng cái alô, quen tay nghề rồi nghen!
Tỉnh Phước Tuy khi ấy phía bắc giáp tỉnh Long Khánh, phía đông giáp tỉnh Bình Tuy, phía tây bắc giáp tỉnh Biên Hòa, phía tây giáp tỉnh Gia Định. Địa bàn tỉnh Phước Tuy khi ấy gần gần như là địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay, không thay đổi quá nhiều.
< Còn mình, đáp trả bằng cái Nikon sau khi chỉnh sửa chế độ Chung Vô Diệm.
< Có điều, cái đáng chụp hơn là ngọn núi đất bên tay phải: không cao, chỉ tầm trăm mét thôi, cỏ cây xanh um nhưng về coi bản đồ thì ta hỏa, chắc tầm năm sau, ’em núi’ sẽ đi ‘bán muối’ (vị trí >) vì đó là cái mỏ đất! Muốn phát triển, phải trả giá bằng những… quả núi, thía thôi!
< Ngắm nghía đã rồi đi, đường vẫn xa tít mù.
Tính đến ngày 3 tháng 1 năm 1957, tỉnh Phước Tuy có 6 quận, 8 tổng và 41 xã:
– Quận Châu Thành Phước Tuy, gồm 3 tổng là An Phú Hạ (nay là thành phố Bà Rịa), An Phú Tân (nay là thị xã Phú Mỹ), Cơ Trạch (nay là huyện Châu Đức). Quận lỵ: Phước Lễ.
< Mé phải đường khúc này trồng mênh mông chuối và chuối!
< Hương lộ 2, nghe tên thì lúa thiệt nhưng đường đẹ và láng o như bạn thấy đó. Đáng thử và đáng đi, đi để chia lửa với nhưng con QL lỏi ngỏi người xe.
– Quận Xuyên Mộc, gồm 1 tổng là Nhơn Xương. Quận lỵ: Xuyên Mộc.
– Quận Long Điền, gồm 1 tổng là An Phú Thượng. Quận lỵ: Long Điền.
< Chả thấy sông nhưng lại qua cây cầu nhỏ (vị trí >). Ảnh chụp trước xấu, ngoái lại chụp thì ok > nửa kia muôn năm! (khẹc khẹc)
– Quận Đất Đỏ, gồm 3 tổng là Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Trung, Phước Hưng Hạ. Quận lỵ: Phước Thọ. Năm 1958 quận Đất Đỏ nhập vào quận Long Điền.
– Quận Vũng Tàu, gồm 5 xã là Vũng Tàu, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Sơn Long. Quận lỵ: Vũng Tàu.
< Quốc lộ 56 ở phía trước vì cái bảng hướng dẫn to chà bá đã hiện ra. Bạn nhìn cột đèn báo hiệu: hắn xài năng lượng mặt trời đó hỉ?
< Ngã 3 ngã 4 gì đó đây (vị trí >), con lộ 56 vắt ngang – mình rẽ phải hướng đi Bình Ba – Đá Bạc. Chuyến này, linh tính tốt: cứ gần đến điểm phải quẹo phải rẽ là tự nhiên trong đầu réo ‘coi bản đồ đi’ nên không bị chạy quá đoạn nào, không phải trở đầu xe lại.
– Quận Cần Giờ, gồm 6 xã là Thạnh An, Thạnh Thới (năm 1958 nhập vào xã Long Thạnh), Cần Thạnh, Tân Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh. Quận lỵ: Cần Thạnh (nay đã thuộc TPHCM).
< Cửa hàng xăng Petrolimex số 16 phía bên kia nhưng xế không đói nên mình không đổ.
Ngày 20 tháng 3 năm 1958, quận Đất Đỏ giải thể và nhập vào quận Long Điền. Ngày 14 tháng 10 năm 1960, quận Đất Đỏ được tái lập.
< Biển chi rựa? Bệnh viện Tâm thần Vũng Tàu, ngay góc đường rẽ Quảng Phú – Tân An. Đi mô, đừng buộc phải mò vô đây nhạ…
< Biển cảnh báo trước một ngã 3. Cảnh báo là phải, bàn ngày đỡ, buổi tối xe trong đó bổng bất thần phóng ra đường thì ôi thôi cái mạng cùi…
Ngày 23 tháng 12 năm 1961, quận Đức Thạnh thành lập trên cơ sở bốn xã tách từ quận Châu Thành. Năm 1962, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Lễ.
< Hóa ra cái ngõ ngã 3 đó vào khu trung tâm xã Suối Nghệ (vị trí >).
< Bên trái còn có nhà cửa, mé phải là đất trống toát, cỏ cây bụi um tùm.
Ngày 6 tháng 9 năm 1973, thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 (do tổng trưởng Nội vụ là Lê Công Chất ký) sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phước Tuy bị giải thể rồi nhập vào tỉnh Đồng Nai (cũ).
< Con lươn giữa hiện ra, sắp đến một cái gì đó bự bự đây!
< Quả đúng vậy: vào cái bùng binh bự bà chảng, trên bản đồ ‘ẻn’ là vong xoay Bình Ba, đường cắt ngang là Bình Ba – Đá Bạc. Ta rẽ trái em hè? Đúng ra, có thể quẹo trái từ cái cổng chào xã Suối Nghệ, đường sẽ ngắn đôi chút nhưng trong chuyến đi: trời đất mênh mông, ngắn hơn một tẹo xá gì?
Tỉnh Phước Tuy khi ấy có năm quận là Đất Đỏ, Long Lễ, Đức Thành, Xuyên Mộc và Long Điền, gồm 29 xã, 129 ấp. Diện tích: 1927 km². Dân số: 102.893 người (năm 1966); 106.256 người (tháng 7 năm 1967); 124.844 (năm 1971).
Trong chiến tranh Việt Nam, đây là nơi xảy ra trận Bình Giã năm 1964 với chiến thắng thuộc về Quân giải phóng miền Nam.
(Còn tiếp)
Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9 – Phần 10 – Phần 11 – Phần 12 – Phần 13 – Phần 14 – Phần 15 – Phần 16 – Phần 17 – Phần 18 – Phần 19 – Phần 20
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.