Quy định bắt buộc công chúng hợp đồng thuê nhà trước đây gây khá nhiều phiền hà cho doanh nghiệp, bởi chủ doanh nghiệp và chủ nhà thường phải mất cả buổi làm việc tại phòng công chứng “chầu chực” để được chứng thực hợp đồng.
Được biết, Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/06/2005, bắt buộc hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 06 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trích dẫn điều 492 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11:
“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và đăng ký, trừ trường hợp luật pháp có quy định khác.”
Trích dẫn điều 492 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11:
“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và đăng ký, trừ trường hợp luật pháp có quy định khác.”
Tuy nhiên, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015 thì không bắt buộc các bên phải công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà. Đây là một điểm mới làm giảm chi phí và thời gian không cần thiết cho doanh nghiệp khi có nhu cầu thuê nhà, văn phòng.
Trích dẫn khoản 2, điều 122 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13:
“2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”
Trích dẫn khoản 2, điều 122 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13:
“2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”
Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Nhà ở 2014 cùng do Quốc hội ban hành nên có giá trị pháp lý như nhau.
Vậy hợp đồng thuê nhà, văn phòng hiện nay có phải công chứng không?
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã có quy định trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Do đó, Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Nhà ở 2014 quy định khác nhau về hình thức hợp đồng thuê nhà ở, công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau là Luật Nhà ở 2014 về công chứng, chứng thực trong hoạt động cho thuê nhà ở.
Như vậy, đối với trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà ở được ký kết từ ngày Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 có hiệu lực (từ ngày 01/07/2015) sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có nhu cầu.
Download Luật Nhà ở 65/2014/QH13 tại đây
Ketoan.biz
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.