(CBO) – Trời đất ban cho xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, trong đó Bản Giốc từ lâu đã trở thành một địa chỉ du lịch sơn thủy hữu tình đối với du khách thập phương. Các hang động là một phần danh thắng của khu du lịch, nằm trong những ngọn núi xung quanh Lũng Ngao.
Lũng Ngao – một thung lũng hình tròn, bốn bề núi đá dựng đứng, diện tích khoảng 6 ha. Đường vào Lũng Ngao đi qua xóm Khuổi Ky, vượt qua một con đèo cả lên và xuống gần 1.000 bậc. Qua Lũng Ngao đi tiếp lên đèo Nặm Dọi sang xóm Bản Thuôn; từ sau Bản Thuôn theo sườn đồi đi xuống xóm Lũng Niếc rồi xuống thác Bản Giốc. Thiên nhiên đã kiến tạo cho Lũng Ngao một quần thể hang động kỳ vĩ, những ngọn núi vòng quanh Lũng Ngao đều có hang động thông với nhau.
< Phja Giẻ – cửa vào Ngườm Ngao cạnh bên phải phiến đá trắng.
Đến Lũng Ngao, ngước nhìn về phía trước thấy một quả núi hình mai rùa dựng ngược gọi là Phja Giẻ. Chính giữa trên chân núi có một phiến đá trắng hình nửa elíp dựng đứng. Bên phải chân phiến đá chính là cửa vào động Ngườm Ngao. Cửa vào động chỗ hẹp gần 2 m, đi xuống mấy chục bước thấy hang rộng dần ra. Từ đây, đi thẳng về bên trái có con suối chảy từ xóm Bản Thuôn qua hang rồi ra chân núi trên xóm Khuổi Ky.
Dulichgo
Phía bên trái chân đèo Lũng Ngao thấy hai cửa hang rộng, đó là hang Ngườm Vài. Đi tiếp vào trong hang Ngườm Vài sẽ ra một cửa hang trên làng Bản Giốc, gọi là hang Lăm Cốm (hang diều hâu).
Phía bên phải sát chân đèo có một cửa hang rất hẹp, phải nghiêng người mới lách vào được bên trong, ở đây sâu hun hút, không nhìn thấy trần hang, vách hang nên không biết độ cao, độ rộng.
< Cửa “lộng” bên Bản Thuôn.
Hiện nay, ngành du lịch lấy cửa hang Ngườm Lồm làm cửa vào, vòng qua bên trái, đi ra cửa chính của Ngườm Ngao. Nhìn lên lưng chừng dãy núi bên phải thấy cửa vào hang Ngườm Múa. Cửa hang khá rộng, trong hang có những cột nhũ đá vàng óng ánh, dưới chân là những bồn nước có bờ uốn lượn như ruộng bậc thang. Theo cửa chính vào trong hang, phía bên trái có một khe suối rộng khoảng 5 m thông ra Bó Rằng, chân núi sau làng Bản Giốc.
Dulichgo
Sau Phja Giẻ là một ngọn núi cao nhất vùng gọi là Phja Pảng. Gần đỉnh Phja Pảng, núi bị thủng sang bên Bản Thuôn – tiếng Tày gọi là “lộng”. Giữa “lộng” có một cửa hang sâu xuống núi, không biết độ sâu bao nhiêu.
< Hòn đá mang truyền thuyết ở Lũng Pảng có hố nước trong veo bốn mùa.
Dulichgo
Trên bãi đất tương đối bằng phẳng ở Lũng Pảng có một hòn đá cao gần 1 m, dài hơn 2 m, rộng 1 m, ở cạnh hòn đá lõm xuống một lỗ bằng cái bát to, bốn mùa có nước trong veo. Từ Lũng Ngao lên Lũng Pảng và lên “lộng” mất hơn 30 phút.
Khách du lịch đến tham quan thác Bản Giốc có thể đến các nhà sàn của xóm Khuổi Ky nghỉ ngơi chung vui cùng dân bản. Dân làng Khuổi Ky có dịp đưa du khách đến các điểm thiên nhiên kỳ thú và giới thiệu những bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày nơi đây.
Theo Nông Đình Đâu (Báo Cao Bằng)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.