(TTO) – Có một nơi thường bị bỏ quên trên hành trình đến cao nguyên Lâm Viên tìm cái đẹp của du khách. Ở đó, mỗi sáng mở mắt có một thiên đường.
< Nhữnh cảnh đồi chè bạt ngàn, xen giữa là những con đường nhỏ uốn lượn du khách có thể bắt gặp khi đi vào vùng trồng chè Đam B’ri (ngoại ô TP. Bảo Lộc), hoặc các xã vùng ven huyện Bảo Lâm – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG
Cao nguyên Lâm Viên ôm trọn hai thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng là Đà Lạt và Bảo Lộc, mang đến cho hai thành phố này những nét đẹp tương đồng lẫn khác biệt.
< Hồ nước có tảo hồng nở hoa nằm ở vùng ngoại ô thuộc xã Đam B’ri (TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Dulichgo
Bảo Lộc nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, thấp hơn Đà Lạt 500 m. Nếu đi từ TP. HCM, dọc theo quốc lộ 20, du khách sẽ đến Bảo Lộc sau khi trải qua hành trình 190 km.
< Hồ Đồng Nai, một hồ nước lớn ở Trung tâm TP. Bảo Lộc – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Nhưng danh tiếng của Đà Lạt đủ lớn khiến du khách bỏ quên Bảo Lộc trên hành trình đi tìm cái đẹp ở cao nguyên này.
< Những ngọn núi xếp chồng từng lớp mềm mại như sóng trong sương sớm. Du khách có thể ngắm cảnh này trên đường lên đỉnh Đại Bình, một ngọn núi nổi tiếng ở Bảo Lộc – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Dulichgo
< Đường Trần Phú, trục đường chính của Bảo Lộc – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Nơi này cách Đà Lạt chỉ 120 km. Khoảng cách quá gần khiến du khách chọn cách đi thêm hơn 2 giờ đồng hồ để đến Đà Lạt, mà bỏ qua Bảo Lộc, dù nơi ấy có những cảnh đẹp tựa thiên đường, nhất là vào sáng sớm nếu bạn biết chọn cho mình một chỗ đứng, hoặc chịu khó đi sâu vào những thôn, xã ngoại ô.
< Chùa Linh Quy Pháp Ấn với cổng gỗ được xem là “cổng trời” của vùng Bảo Lộc, Bảo Lâm. Từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Bảo Lộc và vùng núi Đại Bình – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
< Toàn cảnh vùng núi Đại Bình nhìn từ hướng TP. Bảo Lộc vào sáng sớm – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Dulichgo
Có phải Bảo Lộc cũng na ná Đà Lạt thôi? Nhận định này không sai, nhưng thật thiếu công bằng với cao nguyên Bảo Lộc.
< Biển mây ở vùng núi bao quanh khu vực TP. Bảo Lộc – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
< Nhà thờ Thánh Mẫu Lộc Phát nhìn từ trung tâm TP. Bảo Lộc – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Bảo Lộc dành cho người thích “cảm” hơn thích “đi chơi”. Gọi là thành phố du lịch, nhưng ở đây chỉ có một điểm du lịch nhỏ là Khu du lịch thác Đam B’ri. Nông nghiệp ở đây chưa dùng nhiều nhà kính, nhà lưới, phần lớn diện tích là cây lâu năm như chè, cà phê. Nhờ vậy, cảnh quan rừng núi và vùng canh tác của người dân liền lạc một màu xanh mướt mắt.
< Trung tâm TP. Bảo Lộc vào sáng sớm – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Dulichgo
Tới Bảo Lộc, phải đi tìm cho mình một góc nhìn. Những con đường dẫn lên núi Đại Bình, hay những chóp đồi phía vùng chè Đam B’ri là những góc quen thuộc của các “tay máy” săn ảnh đẹp, hay của những người thích ngắm cảnh.
< Toàn cảnh núi Đại Bình, một ngọn núi lớn và là điểm đứng ngắm toàn cảnh Bảo Lộc, Bảo Lâm của dân nhiếp ảnh, những người yêu thích cắm trại, dã ngoại – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Bảo Lộc đẹp còn nhờ sự tương hợp cảnh quan với vùng Bảo Lâm rừng núi bạt ngàn. Sự tương hợp khiến du khách có thể quên đi những ranh giới hành chính để tận hưởng không gian cao nguyên ấn tượng.
< Đường lên đỉnh Đại Bình ngắm cảnh TP. Bảo Lộc – Ảnh: LÊ VĂN CƯỜNG.
Dulichgo
Ai yêu đất trời tự do nằm ngoài khuôn khổ của những khu điểm du lịch có thể chọn Bảo Lộc. Đừng quên dậy thật sớm, leo lên núi, đi lên đồi hay bước ra phố. Rất lạ kỳ, chỉ sau một cái nhắm mở mắt, thiên đường đã đến quanh mình, bao la và ngập tràn mỹ cảm.
Theo Mai Vinh (Dulich.Tuoitre)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.