RaoVat24h
Kiến thức Lớp 11 Phổ thông

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (HOÀI THANH)

Advertisement


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
a.    Cuộc đời

–    Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên sinh năm1909
–    Quê ở Nghệ An
–    Thuở nhỏ ông học chữ Hán sau đó học trường Pháp – Việt
–    Cuối cùng sau bao nhiêu ngày tháng dùi mài kinh sử Hoài Thanh đỗ trường tú tài phần thứ nhất tại Hà Nội
–    Không chỉ hoạt động tốt trong phần văn học nghệ thuật mà nhà phê bình còn hoạt động nỗ lực trong cách mạng những năm 1926- 1927
–    Trong cách mạng ông là thành viên của Đảng Tân Việt sau đó ông còn bị bắt giam và kết án
–    Sau đó ông vào Huế viết báo và đàm đạo về quan điểm nghệ thuật

b.    Sự nghiệp
–    Trước cách mạng tháng tám:
•    Tác phẩm tiêu biểu: văn chương và hành động, thi nhân việt nam
•    Đặc biệt cuốn thi nhân việt Nam được chia ra làm 3 phần chính là:
+ Phần 1: Cung chiêu anh hồn tản Đà và tiểu luận một thời đại trong thi ca
+ Phần 2:169 bài thơ của 46 nhà thơ
+phần 3: nhỏ to lời tác giả
–    Sau cách mạng tháng Tám
•    Tác phẩm chính: có một nền văn hóa Việt Nam, quyền sống của con người trong truyện kiều của Nguyễn Du, nói chuyện thơ kháng chiến…
–    Phong cách phê bình của Hoài Thanh: Hoài thanh là một người có thẩm định cao, chân xác, tinh tế và hào hoa và có thể liệt vào danh sách những người phê bình hay nhất từ cách mạng tháng Tám cho đến nay
–    Sở trường của Hoài Thanh là phê bình thơ, ông thường phê bình rất ngắn gọn
–    Văn phê bình của Hoài Thanh cũng có phong cách riêng, thiên về tình cảm và ấn tượng
->    Hoài Thanh xứng đáng là nhà phê bình xuất sắc nhất văn học Việt Nam
2.    Tác phẩm tiểu luận một thời đại trong thi ca
a.    Vị trí:

–    Thuộc phần mở đầu cuốn thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh. Đó là sự khám phá, là công trình đầu tiên để tìm hiểu về giá trị của thơ mới
b.    Bố cục: 3 phần
–    Phần 1: trình bày nguồn gốc văn hóa xã hội, tư tưởng tâm lý hình thành phong trào thơ mới, quá trình hình thành và phát triển, đấu tranh của thơ mới với thơ cũ
–    Phần 2: phân loại và nhận xét về các dòng của phong trào thơ Mới
–    Phần 3: Định nghĩa thơ mới và thơ cũ qua nội dung và hình thức, dự cảm bế tắc của thơ mới
3.    Đoạn trích
a.    Vị trí: thuộc phần cuối bài tiểu luận bàn đến tinh thần của Thơ Mới
b.    Bố cục: 3 phần:

–    Phần 1: tinh thần thơ mới và nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới
–    Phần 2: tinh thần thơ mới và cái tôi
–    Phần 3: Sự vận động của Thơ Mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó
II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Nguyên tắc xác định tinh thần Thơ Mới

–    Hoài Thanh nêu lên nguyên tắc xác định Thơ Mới là muốn hiểu được tinh thần thơ ca thì trước hết phải so sánh bài hay với bài hay cách xác định mang tính khoa học
–    Căn cứ vào đại thể chứ không căn cứ vào tiểu tiết, căn cứ vào cái chung nhất
->    Ta thấy đây là cách xác định khoa học và mang sức thuyết phục, vì một bài thơ có hay đến mấy cũng không thể đại diện cho cả một thời đại được. Đồng thời bao giờ cũng có sự tiếp nối giữa cái mới và cái cũ
2.    Tinh thần thơ mới là sự khẳng định của cái tôi
–    Để khẳng đinh phong trào thơ mới tác giả đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung chữ “tôi” trong việc phân biệt cái tôi và cái ta
–    Trong thơ cũ hay nhắc đến cai ta, cái cộng đồng để làm rõ điều này tác giả dùng những dẫn chứng có trong đời sống và trong văn học
–    Còn thơ Mới thì lại nghiêng nhiều về cái tôi cá nhân -> mang theo quan niệm cá nhân
->    Bằng biện pháp so sánh đối chiếu Hoài Thanh đã cho ta thấy rõ được sư khác nhau trong quan điểm cái tôi và cái ta của thơ cũ và thơ mới
3.    Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch
a.    Sự vận động của Thơ mới

–    Trước tiên khi cái tôi xuất hiện trên văn đàm thì còn phần bỡ ngỡ, nó giống như một kẻ lạc loài vì lâu nay ta quen sống trong cái ta rồi
–    Tác giả chỉ ra một hướng lớn của Thơ Mới đó là đào sâu vào cái tôi. “ đời chúng ta nằm trong vòng cái tôi mất bề rộng ta đi tìm bề sâu
->    Đây quả là một giải pháp tốt thế nhưng càng đi sâu vào cái tôi cá nhân thì lại càng cảm thấy lạnh. Đó chính là rơi vào bi kịch
b.    Bi kịch 
–    Tâm hồn của các thi nhân thu mình vào trong cái tôi cá nhân nên càng cảm thấy cô đơn vắng lặng
–    Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu cho cái tôi tội nghiệp đó. Hoài Thanh nhận xét rằng “Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xôn xao đến thế”
–    Hoài Thanh đưa ra những ví dụ liên tưởng như dẫn ra câu chuyện của Cao Bá Nha, Cô Phụ có tính chất đòn bẩy mang nỗi buồn
–    Thơ mới biểu hiện bi kịch diễn ra ngấm ngầm
->    Hoài Thanh tóm lại những bi kịch của Thơ Mới: “ Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phươu lưu trong trường tình của Lê Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mạc Tử, ta say đắm cùng Xuân Diệu nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngẩn ngơ trở về hồn ta cũng Huy Cận”
–    Từ bi kịch tác giả nêu lên giải pháp: đó là gửi cả vào thơ ca, thứ mà mười mấy năm qua ông cha ta vẫn sử dụng để chia sẻ niềm vui nỗi buồn
III.    Tổng kết
–    Bằng những lập luận khoa học logic, lời văn của Hoài Thanh sắc sảo tinh tế đã đem lại cho chúng ta một bài tiểu luận hay để xac định được tinh thần và cái tôi trong thơ mới
(Đã chỉnh sửa theo nguồn từ Internet)
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468