RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Mùa nước cạn ở thác Pongour

Advertisement

(VIVU) – Pongour đang bước vào mùa nước trong, phía chân thác trơ đá, dòng chảy hiền hòa. Dưới vòm trời quang mây những tháng cuối năm, “mái tóc của nàng Kanai” tung bọt trắng, ồn ã dội vào vách đã biến đây thành nơi đổi gió khác lạ khi lữ khách đã quá quen với “nét hoa” của Đà Lạt.

Nằm cách Đà Lạt gần 50km về phía nam, thác Pongour thuộc xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Nhiều người cho rằng, Pongour (Pon-gou) vốn bắt nguồn từ tiếng của người K’Ho bản địa mang nghĩa là “bốn sừng tê giác”. Lý giải khác lại nghĩ rằng cái tên này ra đời để ghi nhớ phát hiện địa chất của người Pháp về cao lanh có trên vùng đất Đức Trọng với ý nghĩa “ông chủ vùng đất sét” hoặc “ông vua xứ Kaolin”.

Trong truyền thuyết xa xưa của người K’Ho, ngọn thác này gợi nhớ đến nữ tù trưởng Kanai, người con gái xinh đẹp với biệt tài chinh phục thú dữ. Bên cạnh nàng luôn có bốn con tê giác to lớn khác thường, chúng giúp Kanai dời non ngăn suối, khai khá nương rẫy, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ cho dân làng nơi đây.

Tù trưởng Kanai qua đời đúng vào rằm tháng giêng. Bốn con tê giác luôn quẩn quanh bên thi thể nàng, không ăn uống cho đến chết. Mái tóc nàng biến thành dòng nước mát rượi, dội xuống những phiến đá to lớn, xanh rêu do sừng tê giác hóa thành.

Ngoài Pongour, ngọn thác được gọi với nhiều tên khác nhau như thác Bảy tầng, thác Thiên Thai… Trong vài tài liệu ghi chép về Đà Lạt, người Pháp từng cho rằng đây là “một trong những thác nước đẹp nhất Đông Dương”. Chính nhờ vẻ hùng vĩ vốn có, vua Bảo Đại đã đặt tên cho nơi này là “Nam thiên đệ nhất thác”.

Được đưa vào khai thác du lịch từ nhiều năm nay, đường dẫn xuống thác Pongour dễ đi và không tốn nhiều thời gian chinh phục.

Thác Pongour cao khoảng 50m, và chia thành 7 tầng thác đổ. Từ trên cao, hệ thống bậc đá vuông vức, xếp thành từng lớp chia nước thành trăm dòng nhỏ, dội xuống tạo thành một hồ nước rộng, trong vắt.

Hiện dòng chảy qua thác không còn nhiều như trước do việc khai thác thủy điện trên sông Đa Nhim. Trước kia, nhiều du khách leo lên các bậc đá chụp hình và bơi trong hồ. Sau một số tai nạn không đáng có, Ban quản lý Khu du lịch Thác Pongour đã đề biển cấm leo trèo lên bậc đá và bơi tại đây.

Cùng với Tây Nguyên, Đức Trọng đang bước vào mùa hoa dã quỳ. Trên đường từ quốc lộ 20 vào thác Pongour, loài hoa này mọc dại rất nhiều và lan vàng đến cả vùng đồi hai bên.

Theo Phạm Ly (Vivu247)

: Như bạn thấy đó, không nhiều nước nhưng vẫn có nước. Đây là một nỗ lực rất lớn của BQL thác Pongour nhằm cứu thác khỏi chết. Họ cho đắp đập ngay bên trên và bên dưới thác để trữ nước vào ban đêm, ban ngày thì mở xả cho nước chảy xuống duy trì dòng thác. Nếu cạn kiệt nữa thì bơm nước từ hồ dưới lên hồ trên. Không tính chi phí xây đập, nội việc vận hành quy trình ‘cứu thác’ này cũng tốn vài chục triệu/tháng. Vậy nên nếu bạn đến Lâm Đồng, hãy ghé thăm thác Pongour: vừa ngắm cảnh đẹp, vừa góp tay giúp một thác nước từng được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất thác” mãi tồn tại.

Thủ phạm giết thác chính là đập thủy điện Đại Ninh – ‘kẻ khốn’ này không những giết chết thác Pongour mà còn làm 2 thác khác là Gougah và Bảo Đại bị ngập vào mùa mưa.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468