RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Nghệ thuật hát bài chòi

Advertisement

(BAĐM) – Nếu người dân Nam Bộ say mê đờn ca tài tử, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngất ngây với tiếng cồng – chiêng âm vang đại ngàn; vùng Kinh Bắc ngọt ngào với dân ca quan họ… thì người dân Trung Bộ cũng thỏa nguyện với nghệ thuật hát bài chòi – Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể thứ 12 của Việt Nam.

Bài chòi là thú vui tao nhã của người dân các tỉnh miền Trung, ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy, rồi lan rộng khắp miền. Đây là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vui nhộn, đầy trí tuệ. Nghệ thuật bài chòi là hình thức chơi bài nhưng không mang tính sát phạt, ăn thua như ở sòng bài, mà chỉ để giải trí bằng hình thức đối đáp trong dịp tết, lễ hội.

Người đến chơi bài chòi cốt để nghe hô bài chòi, thưởng thức giọng hô, hát, tài ứng đối và lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính).

Bài chòi là di sản chung của 9 tỉnh Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận) nhưng Bình Định vẫn được xem là cái nôi của di sản này.

Ở tỉnh Khánh Hòa có một “báu vật sống” về loại hình nghệ thuật bài chòi, đó là nghệ nhân Trần Rí (Năm Rí). Ông Rí dành cả một đời cho bộ môn bài chòi, xứng đáng được đánh giá là “báu vật nhân văn sống” theo tiêu chí của UNESCO.
Dulichgo
Gắn bó lâu năm với nghiệp bài chòi, nghệ nhân Năm Rí nắm giữ nhiều làn điệu, vở diễn bài chòi cũng như những câu hô của bộ môn nghệ thuật này.

Đêm vinh danh Nghệ nhân nhân dân Năm Rí tại sân khấu trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hưởng ứng năm Du lịch quốc gia Festival Biển – Nha Trang 2019, trên sân khấu có dựng 27 con bài, dưới mỗi lá bài, đặt sẵn một chiếc mõ tre cùng ống đựng con bài cho người chơi. Theo nghệ nhân Năm Rí, chơi bài chòi gồm có các nhạc cụ: Đàn nhị, song loan, kèn bóp và trống chiến.

Theo hồ sơ Di sản văn hóa – Cục Di sản văn hóa, để chơi bài chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh như những chòi canh giữ rẫy, xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi cái. Các anh/chị “Hiệu”, ngồi ở chòi cái, rút con bài trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là “hô thai”.

Bên cạnh những câu hô đơn giản lấy trong ca dao tục ngữ, hò vè, người chơi còn thi nhau sáng tác các câu hát cho hội chơi bài chòi thêm phần phong phú và phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người dân. Tích truyện bài chòi là những bài học về đạo đức, lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước và đoàn kết dân tộc.
Dulichgo
Bài chòi hiện vẫn được duy trì và thực hành thường xuyên ở khắp các tỉnh Nam Trung Bộ. Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật bài chòi Bình Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014 và năm 2018, UNESCO ghi danh “Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Huỳnh Lâm (Báo Ảnh Đất Mũi)

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468