Câu chuyện thứ 1:
Tokyo 1 ngày mưa ảm đảm. Bạn đứng trước cổng soát vé, uể oải chờ mọi người di chuyển đến 1 địa điểm kiến tập mới. Có đâu 1 thanh niên dáng vẻ lén lút nhìn ngó quanh quất. Người thanh niên trẻ sau đó đi sát vào 1 người phụ nữ và nhanh chóng qua cổng soát vé. Ah đá tàu. Cái này hiểu sơ sơ, khi qua cổng soát vé, bằng cách nào đó mà người thanh niên đó che được mắt thần, máy sẽ hiểu người thanh niên đó là hành lý của người phụ nữ đi trước. Xui cho người thanh niên trẻ đó là có 3,4 người mặc thường phục áp sát anh ta và dồn anh ta 1 góc. Có đôi co, quyển sổ passport bìa xanh lôi ra, lại 1 người Việt Nam nữa. 3,4 người đàn ông thái độ lạnh lùng và kéo người thanh niên trẻ vào văn phòng ga…
Câu chuyện thứ 2:
Đây là câu chuyện của 1 chị gái, chị có 2 con, là giáo viên mầm non ở 1 tỉnh lẻ Việt Nam. CHị nghe lời môi giới mà sang đây, với 1 mức lương ko tin nổi: 20, 30 man quy đổi ra tiền Việt là 60 triệu. Sang tháng đầu chị không kiếm nổi việc làm thêm mặc dù công ty môi giới đã hứa hẹn. Chị khóc vì nhớ nhà, vị món nợ treo lơ lửng trên đầu, vì thái độ lạnh lùng và lợi dụng của những người Việt xung quanh. 1 tháng trôi qua ko có việc, chị đi vất vưởng trên đường, vừa đi vừa khóc. Cũng may là chị cuối cùng cũng kiếm dc việc, với người ko biết tiếng thì chỉ có thể kiếm dc công việc lương tầm 700 800 yên 1 h tức là khoảng gần 200 nghìn tiền Việt Nam. Mà dù nặng nhọc thì cũng mật ít, ruồi nhiều với số lượng người nhập cư càng ngày càng lớn….Vậy nhưng để kiếm tiền trả món nợ kia, bạn tính sơ sơ thế này: đi theo diện visa du học nghĩa là phải học. Mỗi tháng mất 6 man tiền tháng, 2 man tiền thuê nhà, 2 man tiền ăn, vậy là để có tiền trả được nợ chứ chưa mong lãi, mỗi tháng chị phải kiếm được 14 man….Mới đây trường chị gọi tất cả đám học sinh Việt lên, yêu cầu trả lại đồ ăn cắp siêu thị : là trứng, lá cá…là sữa, chỉ đích danh người cầm đầu. Hình ảnh người Việt nó cứ xấu xí dần đi…
Câu chuyện thứ 3:
Bạn của bạn, cùng học đại học với bạn nhắn tin báo sẽ đi Tokyo. “Tớ đi du học” – rất ngắn gọn và tự hào. Công việc của bạn, nếu gọi là có thì thời điểm này chắc là chưa, nhưng bảo ko thể thì ko đúng. Vậy mà vứt tất cả, bạn ấy đi “du học”. Đi với sự ghen tỵ và ngưỡng mộ của những người khác. “Uh thì du học” bạn chỉ cười thôi. Bạn ấy hỏi cần mang gì và sang đấy phải chuẩn bị gì:
– Chuẩn bị để không thay đổi.
Bạn ấy ko hiểu hoặc cũng chả muốn nghe lời bạn nói. Nhưng giờ có lẽ bạn ấy cũng sớm nhận ra thôi. Sang bên này kiếm tiền có khó không? Bạn trả lời: theo cách nào? Cứ tưởng tượng nhé, đây là thiên đường của ăn trộm. Bạn đi trên tàu điện có thể khoắng được 1 đống Iphone5, Ipad ví và các đồ giá trị khác. Bên này Iphone 5 giống 1100i ở nhà. Người ta dắt sau túi quần như biếu không ấy mà. Vào siêu thị ko cửa từ, ko có chuyện gửi đồ trước khi vào ở siêu thị Nhật. Vừa đi vừa tu nước ừng ực có khi nó cũng chả biết nước ở siêu thị hay là ngoài mang vào. Vậy là với khoản tiền ở câu chuyện thứ 2 bạn nhắc đến và khoản tiền có thể dễ dàng kiếm dc ở câu chuyện này, bạn có tự tin mình không thay đổi.
Vậy là những người kiếm 60 triệu có thật không? Có chứ, với điều kiện bạn biết và thành thạo tiếng. Bạn có thể kiếm dc nhiều hơn còn nếu chập chững sang, sống nổi là may lắm rồi. Vậy 1 người nào đó mới sang, ko biết tiếng thì tiền đó thế nào 😀 100 trường hợp, 70 trường hợp bạn có thể hiểu từ đâu. Cực khổ thế nào, đắng cay thế nào cũng phải cố post mấy cái ảnh cầm iphone 5 lòe mọi người, kéo theo 1 thế hệ những người tưởng tượng tiếp theo.
Cá biệt có những công ty môi giới, họ hứa sang có việc làm thêm. Có đấy, nhưng chỉ cho làm có 1,2 tháng sau đó họ đuổi bạn đi và cái chỗ đó để dành lừa tiếp những người đàn em của bạn.
Thế là để sống và tồn tại bên này, người ta lại lừa nhau, những người Việt lại lừa người Việt. Bắt đầu từ những việc cò con như lợi dụng miếng ăn, cho tới việc ăn hoa hồng tiền giới thiệu việc làm, đủ lằng nhằng những kiểu lừa nhau sau đó.
Trờ lại câu chuyện của chị gái thứ 2. Chị đã quá mệt mỏi, đêm nào cũng khóc, mệt lả vì bê hàng, chị bảo với bạn:
– Chị sẽ không làm việc phi pháp đâu nhưng e kiếm cho chị một người Nhật nào đó, chị cặp bồ cũng được…
– Ặc, e lấy đâu ra chị…
Mới nghe đâu em họ chị ấy, mặc dù chị ấy cũng khuyên hết nước hết cái nhưng cũng chuẩn bị “du học Nhật”…
Cuối cùng để kết thúc, bạn muốn hỏi thái độ của người viết với những người này như thế nào. Chuyện đi tàu trốn, bạn ko chấp nhận được đúng ko? Nhưng hiểu thế nào đây, để có những công việc đơn giản thế phải di chuyển xa. Tiền vé cả đi cả về rơi vào tầm 2500 yên, bằng 3 giờ làm thêm cật lưc. Và đừng mong là sau 2 năm tiếng Nhật sẽ lên vùn vụt như mơ ước khi còn ở Việt Nam nhé. Không có thời gian để thở chứ đừng nói là học. Và thường sau 2 năm, một là bạn sẽ trốn ra ngoài, 2 là về được, số có thể bám trụ học đại học, cao đẳng ở đây là số người quyết tâm cực lớn và nói trắng ra là số có tiền từ gia đình.
Vậy là cái đám xấu xa đó, vẫn tiếp tục đi lừa đảo mọi người bằng những thứ hoa mĩ đó…””
Nghe có vẻ cay đắng thay, bạn bè mình cũng có nhiều người du học, đi làm ở nước ngoài.. rào cản ngôn ngữ là rất lớn, sống chưa bao giờ là đơn giản cả.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.