Rủi ro vỡ nợ, đo bằng khả năng vỡ nợ và độ l" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị tài chính

Những tác động tiêu cực tới thị trường do khủng hoảng

Advertisement
   Rủi ro vỡ nợ, đo bằng khả năng vỡ nợ và độ lớn của những tổn thất đó, tăng dần lên. Lãi suất bắt đầu tăng từ giữa năm 2004. Giá nhà bắt đầu giảm từ năm 2005 tói 2006 ở Mỹ. Cả hai yêu tố làm giảm khả năng thanh toán của người đi vay và tăng số lượng những vụ vỡ nợ thế chấp vào năm 2007 và đẩy nhanh trong những tháng sau đó. Những thua lỗ tiềm năng có quan hệ trực tiếp tới những vụ vỡ nợ đó. Vào thời điểm viết sách này, vẫn còn khó để đánh giá, với ước lượng bắt đầu từ 200 tỷ USD cho tới những con số lớn hơn nhiều vào năm 2008.
   Những đặc tính cụ thể của những khoản vay dưới chuẩn khiến cho người cho vay tăng lãi suất lên cao sau giai đoạn chiếu cố ban đầu với lãi suất thấp. Đỉnh của những vụ vỡ nỡ đã được dự đoán sẽ xảy ra khoảng thời điềm đó, năm 2007-2008, dựa theo ước lượng từ hổ sơ của những vụ vỡ nợ thế chấp. Giá nhà giảm đã thây rõ từ năm 2006 và tăng tốc sau đó. Ba yếu tố đồng thòi làm tăng tỷ lệ vỡ nợ trong năm 2007-2008.
Những tác động tiêu cực tới thị trường do khủng hoảng
   Số lượng vỡ nợ cao hơn đã được dự đoán, nhưng có lẽ không với số lượng nhiều như đã thấy, và dự đoán sẽ chi giới hạn trong phân khúc này. Nhưng mọi thứ đã không xảy ra như vậy. Thay vào đó, những vấn đề trong phân khúc này làm bùng nổ sự lây lan chưa từng thây và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong hệ thống.
   Những tác động tiêu cực bao gồm suy thoái thị trường vốn, sự suy giảm tính thanh khoản trong cấp vốn và chi phí vốn tăng cho tất cả những người tham gia tài chính, một sự thu hẹp tín dụng, và cuối cùng hệ quả kinh tế tiêu cực với nguy cơ của một cuộc suy thoái kinh tế.
   Cuộc khủng hoảng mùa hè năm 2007 trở thành một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng vào năm 2008 với một loạt những vụ sụp đổ ngân hàng, sáp nhập, thua lỗ, sự can thiệp chưa từng thây của những nhà chức trách tài chính bơm tiền mặt vào hệ thống và việc quốc hữu hóa những tổ chức lớn. Khi cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm, những nhà cầm quyền ở Mỹ đã thông qua một kế hoạch khẩn cấp lớn chưa từng có trong tài chính hiện đại vào tháng 9 năm 2008 để tách biệt những tài sản “độc hại” khỏi bảng cân đối  kế toán của các ngân hàng. Ở các nước khác, đặc biệt là Anh, những kế hoạch tương tự cũng được thực thi. Cùng thời điểm, các nhà chức trách Mỹ, đối mặt với sự sụp đổi của những tổ chức lớn, đã hỗ trợ một vài ngân hàng đầu tư tai to mặt lớn trên phố Wall nhưng để cho Lehman Brothers phá sản. Sự kiện đó có vẻ như đã làm thay đổi hoàn toàn niềm tin vào hệ thống tài chính và nhanh chóng tăng tốc sự xuống dốc của những thị trường vốn.
   Vào thời điểm này, đã quá rõ ràng là hệ thống tài chính tổng thể đang đứng trên bờ vực sụp đổ và thị trường tài chính đã thay đổi toàn diện chỉ trong một vài tuần, với những ngân hàng đầu tư biến mất, do sát nhập hay sụp đổ, bao gồm cả những ngân hàng lớn nhất và công ty bảo hiểm lớn nhất trên thế giới AIG.
    Chỉ cần theo dõi thông thường cũng có thể xác định được những cơ chế lây lan cổ điển. Nhưng có những cơ chế lây lan khác khó hiểu hơn, đã trở thành tâm điểm của làn sóng các quy định mới đang xảy ra ngày nay.
 
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468