Phân chia theo cấp bậc thị trường.
Nếu phân chia theo cấp bậc thị trường, người ta phân chia thị trường tài chính thành hai thị trường: thị trường cấp I hay còn gọi là thị trường sơ cấp, thị trường cấp II, hay còn gọi là thị trường thứ cấp.
– Thị trường cấp I (primary market)
Thị trường cấp I là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi phát hành lần dầu các chứng khoán tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu… và bán cho những người mua lần đầu các chứng khoán tài chính này. Người bán các chứng khoán tài chính có thể là công ty, chính phủ….
– Thị trường cấp II (secondary market)
Thị trường cấp II là một bộ phận của thị trường tài chính, trong đó chứng khoán dược phát hành từ trước diễn ra ởthị trường cấp I được mua di bán lại ở thị trường này. Tồn tại hai lý do cơ bản để giải thích tại sao các nhà kinh doanh lớn có thể giao dịch trong thị trườngcấp II: Trước hết đó là “động cơ thúc đẩy do thông tin” và hai là “động cơ thúc đẩy để tìm kiếm thanh khoản”. Gác nhà kinh doanh do thông tin thúc đẩy tin rằng, họ đang sở hữu các thông tin đã cho về một loại chứng khoán cụ thể nào đó, mà những người khác trong thị trường không có. Chính những thông tin đó đã khiến họ duy trì niềm tin rằng chứng khoán mà họ đang sở hữu chưa được đánh giá đúng với giá thị trường. Nếu như thông tin đúng, điều đó có nghĩa là, chứng khoán ấy hiện tại đang có giá thấp hơn so với giá trị thực của nó, và các nhà kỉnh doanh, bắt được những thông tin này có xu hướng muốn mua chứng khoán. Ngược lại nếu thông tin xấu, chứng khoán sẽ lên giá trong thời điểm hiện tại, và những nhà kinh doanh có xu hướng bán các chứng khoán mà họ đang sở hữu.
Nếu các nhà kinh doanh có xu hướng tìm kiếm thanh khoản, hoạt dộng trong thị trường chứng khoán đang theo đuổi mục tiêu khác, thì tùy thuộc vào cái mà họ đang thừa hoặc đang thiếu thanh khoản. Các nhà kinh doanh đang thừa khả năng về thanh khoản (ví dụ như họ đang sở hữu tài sản do thừa kế) họ sẽ mua chứng khoán và ngược lại, đôi với các nhà kinh doanh đang thiếu khả năng thanh khoản (chẳng hạn họ mua sắm cái gì đố có giá trị lớn) họ sẽ bán chứng khoán.
Giá cả về các loại chứng khoán ấy tại thị trường cấp II được xác định bởi các nhà tạo thị trường (market makers). Giá cả được xác định đến mức nào, tùy thuộc vào từng loại thị trường: Thị trường chứng khoán chính thức hay thị trường chứng khoán OTC(over-the-counter). Sự phân loại này dẫn chúng ta đến khái niệm “cân bằng”. Ví dụ tại thị trường OTC, trước đó một chứng khoán đã được phát hành, dĩ nhiên người ta có quyền sở hữu và đến khi đáo hạn họ được thanh toán, và do vậy, nó có thể được đem bán, nhưng nếu loại chứng khoán đó được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán chính thức, thì chỉ có thể bán trên thị trường chính thức mà thôi. Rõ ràng không thể bán một chứng khoán mà họ đang sở hữu trên bất kỳ thị trường nào.
Do vậy tồn tại một thị trường đối với toàn bộ danh mục chứng khoán đã mua (chứng khoán có niêm yết) và cũng tồn tại một thị trường đối với các chứng khoán không niêm yết.
Đồ thị bên phía trái, biểu hiện ở thị trường chứng khoán chính thức (có niêm yết) và biểu hiện số lượng chứng khoán cung ứng. Đường dốc xuống biểu hiện mức cầu chứng khoán, tương quan với giá chứng khoán. Giá càng thấp mức cầu càng cao.
Đọc thêm tại: https://diendan.edu.vn/chung-khoan-tong-hop-la-gi/
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.