RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Phong tục, lối sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên qua ẩm thực

Advertisement

(ĐNO) – Văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn tỉnh không chỉ ở những bộ trang phục thổ cẩm hay cồng chiêng, đàn đá… mà còn được thể hiện qua từng món ăn dân dã, phản ánh phong tục, lối sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên.

Do địa bàn cư trú thường là khu vực có rừng, hai bên sông suối, gần nguồn nước, nên đồng bào đã tận dụng các loại rau sẵn có trong tự nhiên để chế biến thành những món ăn đặc trưng của dân tộc mình. Điều dễ nhận thấy là ẩm thực của các tộc người này có nét tương đồng với nhau, đều được chế biến khá đơn giản, đa phần là luộc hoặc nướng, nấu canh.

Tuy nhiên, món ăn của đồng bào rất phong phú, đa dạng, luôn có sự kết hợp nhiều loại nguyên liệu, thể hiện tính đoàn kết cộng đồng. Nguyên liệu chủ yếu lấy trong tự nhiên như cà đắng, lá tàu bay, lá bép, đọt mây, măng le, quả núc nác, cá suối, thịt thú rừng… và các món ăn thường có vị đắng-cay- chát đặc trưng. Đồng bào cho rằng, vị đắng sẽ chữa được một số bệnh như đau bụng, sốt rét và vị cay sẽ kích thích vị giác, tạo ra cảm giác ngon miệng hơn.
Dulichgo
Tuy đơn giản nhưng hầu hết các món ăn của đồng bào từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến quy trình chế biến khá công phu, trong đó, có thể kể đến một số món như canh thụt, đọt mây, món canh môn rừng, lá mì xào, canh cà đắng…

Một trong những gia vị không thể thiếu của các món ăn này chính là ớt xanh- một loại ớt nhỏ nhưng rất cay.

Ví như món canh môn rừng, để canh có vị ngon và chín đều, bà con phải vào rừng hái đúng loại môn ngứa bẹ nhỏ, lá xanh và chọn vách bò tươi ngon. Khi nấu, phải ninh hơn tiếng đồng hồ cho môn, đu đủ thật nhừ rồi mới bỏ vách bò vào để tất cả đều thẩm thấu hương vị, làm cho món ăn vừa cay vừa mặn. Hay như món đọt mây luộc chín, để nguội cắt thành từng đốt dài khoảng 10cm, khi ăn chấm với muối ớt xanh dùng trong bữa cơm hàng ngày của gia đình hoặc khi có khách.
Dulichgo
Cơm lam cũng là món ăn được yêu thích nhất và luôn có mặt trong các lễ hội, cuộc vui của đồng bào. Nguyên liệu chính của cơm lam là gạo nếp, sau khi ngâm gạo nếp được bỏ vào ống tre, ống nứa, lấy nước suối để nấu.

< Thịt nướng, cơm lam, canh thụt là những món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc bản địa.

Những ống nứa đựng gạo nếp được đốt trên lửa hoặc vùi trong than. Khi cơm chín, người ta chẻ bỏ lớp cháy bên ngoài, lộ ra phần ruột trắng ngần. Khi ăn, xắt ra thành từng miếng chấm với muối vừng có hương vị rất đặc trưng.

Đi cùng với cơm lam chính là thịt nướng, cũng từ thịt gia súc, gia cầm, nhưng thường chế biến theo một cách rất riêng. Phần lớn nguyên liệu được nướng trên than, không ướp tẩm gia vị mà xiên que hoặc để vào ống lồ ô và nướng. Theo giải thích của đồng bào, cách chế biến này tốn ít thời gian, thuận lợi cho việc đi rừng, đi rẫy… Thức ăn được đồng bào dự trữ theo hai cách phơi sấy khô và ủ chua. Một số loại thức ăn như thịt, cá, thay vì phơi nắng thì đồng bào lại gác bếp và gia vị chính là muối, ớt. Khi chín thì cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn và chấm với muối ớt.
Dulichgo

< Rượu cần luôn có mặt trong các lễ hội, cuộc vui của đồng bào.

Một trong những loại ẩm thực không thể thiếu trong các cuộc vui, lễ hội của cộng đồng chính là rượu cần. Nét độc đáo của rượu cần không chỉ nằm ở cách ủ, chế biến mà còn ở cách uống và phải uống đông người. Người M’nông, Mạ, Ê đê rất hiếu khách, khi mời rượu thì chủ nhà uống trước rồi mới đến khách uống (phòng không may trong rượu có sâu, bọ làm khách đau bụng) và thường quây quần bên nhau đến khi nào khách ra về mới thôi.
Dulichgo
Ngày nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đồng bào các dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê vẫn duy trì cách chế biến các món ăn đặc trưng của dân tộc mình. Mỗi khi tổ chức lễ hội, cưới hỏi hoặc lễ ăn mừng, đồng bào thường dùng các món cơm lam, thịt nướng… để thết đãi cộng đồng, quan khách. Qua các món ăn còn thể hiện khát vọng làm chủ tự nhiên, thể hiện sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, sự tài tình trong lựa chọn và tinh tế trong chế biến món ăn…

Các món ăn truyền thống là một đặc trưng, góp phần làm phong phú văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Theo Mỹ Hằng (Báo Đắk Nông)
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468