Trước hết, phải khẳng định, người quản lý giữ vai trò quan trọng nhất quyết định sự vận hành thành bại của doanh nghiệp. Nhưng, nhà quản trị doanh nghiệp không thể quản lý hết đội ngũ nhân viên của mình mà họ cần những cánh tay hỗ trợ đắc lực, đó là cầu nối trung gian giữa nhân viên và nhà quản trị cao cấp- hay còn gọi là nhà quản lý cấp trung.
Vậy quản lý cấp trung là gì?
Họ là cách tay đắc lực của ban quản lý cấp cao trong hiện thực chiến lược kinh doanh, là trụ cột và là đội ngũ kế cận đảm bảo cho sự vận hành hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ hệ thống quản lý. Cán bộ quản lý cấp trung là đội ngũ không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp nào.
nhà quản lý cấp trung |
Nhà quản lý cấp trung-họ là ai?
Trong một doanh nghiệp đội ngũ này có thể chỉ là 2,3 người nhưng con số này có thể lên tới hàng trăm cũng như vài nghìn trong doanh nghiệp khác. Họ là trưởng các phòng ban, giám đốc các xưởng sản xuất nhỏ, hay tổ trưởng tổ kỹ thuật…. Tóm lại, họ có một đặc điểm chung đó là: nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm quản lý hệ thống nhân viên dưới quyền mình dựa trên tư tưởng của nhà lãnh đạo cấp trên. Một doanh nghiệp có thể lại được phân ra nhiều tầng quản lý cấp trung, phụ thuộc vào quy mô cơ cấu của mối doanh nghiệp.
Vai trò của quản lý cấp trung là gì?
Như đã đề cập ở trên, nhà quản lý cấp trung giữ vai trò vô cùng quan trọng, ở đây tôi sẽ đi sâu phân tích mức độ quan trọng đó!
Các nhà quản lý cấp trung là cốt cán trong các tổ chức, bộ phận bởi họ là cầu nối liên kết giữa việc quản lý cấp cao với toàn bộ phần còn lại của công ty. Họ như “ keo hồ kết dính trung gian giữa các cấp cao hơn và thấp hơn cũng như ngang bằng cho những bộ phận khác.”
keo hồ kết dính trung gian này thường có một vai trò rất quan trọng. Bởi những nhà quản lý cấp trung thường truyền đạt được chiến lược cùng toàn cảnh hoạt động chung đến cấp tạo cho nó có được ý nghĩa và đủ khả năng ứng dụng được cho những người lao động hàng ngày. Và khi đó, chính những người quản lý cấp trung lại là những người hết sức lưu tâm tới nhu cầu của những người lao động, có những quan sát của riêng họ về hoạt động giữa giao tiếp khách hàng với nơi bán hàng, cũng như chuyển những thông tin đó lên cho những người quản lý cấp cao. Thêm vào đó, họ trở thành một tấm đệm giữa những người quản lý cấp cao với những người lao động cấp thấp hơn.”
Quản lý cấp trung là gì? họ chính là người trực tiếp quản lý đội ngũ nhân viên, truyền đạt tư tưởng cấp cao cho nhân viên.
Phê bình khi nhân viên mắc lỗi, kết nối các nhân viên với nhau, tạo động lực để nhân viên hăng say làm việc? cũng như việc nhìn nhận đánh giá năng lực làm việc của các cá nhân từ đó truyền đạt cho lãnh đạo cấp cao. Đó là vai trò cũng như công việc của nhà quản lý cấp trung.
Một nhà quản lý cấp trung giỏi, họ sẽ giúp nhà quản trị cấp cao quản lý tốt đội ngũ nhân viên của mình, truyền đạt tư tưởng quản trị một cách rõ ràng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp vận hành mà không gặp mau thuẫn trong nội bộ từ đó hoạt động tốt.
Ngược lại, một nhà quản lý cấp trung không có năng lực, họ không những không thực hiện tốt công việc được giao, đồng thời không truyền đạt đúng ý chí lãnh đạo, không thể làm tấm gương cho nhân viên noi theo từ đó gây ra những bất bình, không tạo cho nhân viên của bạn động lực phấn đấu làm việc. Hậu quả là hệ thống vận hành không đi theo mục tiêu của nhà quản trị.
Do vậy, nắm vững những vấn đề cốt lõi của quản lý doanh nghiệp, am hiểu các chức năng của bộ máy quản lý và sự gắn bó hữu cơ của chúng, có khả năng tìm được sự đồng thuận của đồng nghiệp và đối tác là chìa khóa để người cán bộ ở cấp này đi đến với thành công.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.