Rõ ràng, những người tham gia tài chính ý thức được những rủi ro đó và họ chuẩn bị tình thần cho những vụ gián đoạn thị trường. Một cách thông thường để bảo vệ một ngân hàng khỏi những gián đoạn thị trường là nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao. Những tài sản thanh khoản là những thứ dễ bán nhất mà không tiềm tàng nguy cơ thua lỗ. Những tài sản ngắn hạn không rủi ro ít bị tác động bởi những dao động giá trị han khi lãi suất tăng. Trong những thời điểm bất an, nhu cầu cho những tài sản có chất lượng tín dụng cao sẽ tăng, khi người đầu tư muốn đầu tư vào những tài sản an toàn hơn.
Tài sản đạt được hai yêu cầu đó là tín phiếu chính phủ. Nắm giữ những tài sản như vậy cho phép có thể bán chúng đề có tính thanh khoản khi thị trường đi xuống. Các ngân hàng năm giữ một phần tổng tài sản của họ dưới dạng những tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ bao nhiêu tùy thuộc vào nguy cơ bị tác động thị trường của ngân hàng và chính sách của họ. Luật thường không quy định lượng tối thiểu tuy nhiên các nhà quản lý sẽ theo dõi tình trạng của các ngân hàng. Nhược điểm là những tài sản có tính thanh khoản cao này thường mang lại lợi nhuận thấp, tạo ra một sự đánh đổi giữa sự an toàn và tính lợi nhuận.
Rủi ro thanh khoản thị trường là một rủi ro giá cả và liên quan tới khả năng bán những công cụ ở một giá hợp lý. Tính thanh khoản thị trường liên quan trực tiếp tới lượng giao dịch trong các thị trường vốn. Miễn là trao đổi vẫn tiếp tục, việc bán tài sản mà không làm ảnh hưởng tới giá là một điều khá dễ dàng. Giai đoạn gần đây cho thây tính thanh khoản thị trường có thể suy giảm giống như tính thanh khoản cung cấp vốn.
Việc thiếu những quy định về rủi ro thanh khoản là một lỗ hổng, giống như trong lý thuyết tài chính. Nó là một điểm yếu nghiêm trọng đã biển một sự xuống dốc cùa thị trường vốn thành một cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiệm trọng cho cả thì trường và hệ thông tài chính.
Kiểm tra những bản báo cáo tài chính của các ngân hàng ờ nhiều quốc gia từ cuối năm 2006 cho thây các ngân hàng có vẻ như đã được chuẩn bị cho những rủi ro này. Chúng cho thây một lượng những tài sản có tính thanh khoản cao, lệch hạn giữa ngày đáo hạn tài sản và nợ, những biện pháp điều chỉnh vốn, vốn đệm trên mức yêu cẩu tối thiểu, những tính toán về “giá trị bị rủi ro”, và đánh giá vốn kinh tế cho rủi ro tín đọng, dựa trên đánh giá kinh tế thay vì luật. Những tiết lộ này tạo nên cơ sở cho niềm tin về cung cách quản lý rủi ro trước cuộc khủng hoảng.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.